Tình hình ứng dụng Basel II tại các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 34 - 35)

1.2. Hiệp ước quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng và ứng dụng tại một số nước

1.2.3 Tình hình ứng dụng Basel II tại các nước trên thế giới

Hiện nay, các nước OECD và một số thị trường mới nổi đều áp dụng Hiệp ước Basel II nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Hiệp ước này ra đời dựa trên việc điều chỉnh Hiệp ước Basel I và bắt đầu áp dụng từ năm 2006. Chỉnh sửa quan trọng trong Basel II là việc không áp dụng một phương pháp, một hệ thống đánh giá duy nhất cho tất cả các ngân hàng với quy mô khác nhau và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau.

Theo kết quả khảo sát về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng thì các NH thuộc các quốc gia G10 chủ yếu sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ và xếp hạng nội bộ nâng cao. Trong khi đó các NH khơng thuộc G10 chủ yếu sử dụng phương pháp chuẩn.

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng.

Cách đánh giá rủi ro tín dụng Số lượng ngân hàng

SA IRBF IRBA Tổng cộng

G10 - gồm 12 nước 33 125 70 228 Không thuộc G10 - gồm 19 nước 129 16 9 154

Nguồn: Bank for international settlements.

(SA là cách tiếp cận chuẩn hóa; IRBF là cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng nội bộ; IRBA là cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng nội bộ)

Còn ở Châu Á, hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.

Bảng 1.4 Việc thực thi Basel II ở một số nước Châu Á.

Các cách đánh giá rủi ro tín dụng Các cách đánh giá rủi ro hoạt động Quốc gia

SA IRBF IRBA BIA SA AMA

Trung Quốc không áp dụng dự kiến 2010 không áp dụng không áp dụng dự kiến 2010 không áp dụng Hồng Kong 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 không áp dụng Ấn Độ 31/3/2007 không áp dụng 1/4/2007 không áp dụng Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 1/4/2007 1/4/2008 Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008 Phillipin 1/1/2007 dự kiến 2010 1/1/2007 dự kiến 2010 Singapore 1/1/2008 1/1/2008 Đài Loan 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 1/1/2008 Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2009

Nguồn: JICA (BIA là cách tiếp cận chỉ số cơ bản; AMA là cách tiếp cận đo lường tiên tiến).

Thông qua các cuộc khảo sát của các tổ chức trên thế giới nhận thấy các quốc gia đều có xu hướng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro NH, nhưng chủ yếu ứng dụng các phương pháp đánh giá đơn giản, các phương pháp đánh giá nâng cao chỉ ứng dụng ở các NH có qui mơ hoạt động lớn, đa ngành nghề, đa quốc gia.

1.3 Một số vụ phá sản của các ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong hoạt động tại các NHTM VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)