3.2. Các giải pháp đối với các NHTMVN
3.2.1.2. Cải tiến qui trình quản trị rủi ro
Các trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II về quản lý rủi ro hoạt động cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường và cơng khai tài chính. Điều này địi hỏi nỗ lực chung của các NHTM và kiểm sốt vĩ mơ từ NHNN. Để đạt được đòi hỏi việc nâng cao quản trị rủi ro trong kinh doanh và kiểm soát nội bộ tại mỗi NHTM cũng như năng lực thanh tra, giám sát của cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng theo mơ hình mới.
Việc các ngân hàng thành lập ban quản trị rủi ro là hết sức cần thiết, trong đó có các nhà chun mơn chun trách, phụ trách những mảng riêng như quản
trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản,.. để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng.
Các NHTM đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những tiềm ẩn rủi ro, tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.
Khi xây dựng chiến lược hoạt động chú trọng phân tích, tính tốn các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế. Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế. Khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ, cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép.
Xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro; tái cơ cấu bộ máy tổ chức; đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường…
Tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang.
Thực hiện quy trình, quy chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng, thực hiện nguyên tắc “hai tay bốn mắt” ở mọi khâu trong ngân hàng.
Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.
Thực hiện minh bạch và cơng khai hóa thơng tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN mà còn thực hiện ngay trong nội bộ NHTM.