3.2. Các giải pháp đối với các NHTMVN
3.2.2.3. Giải pháp đối với rủi ro lãi suất
Các ngân hàng nên có q trình quản lý rủi ro toàn diện nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất, và chịu sự giám sát của hội đồng quản trị cũng như ban (tổng) giám đốc. Trong đó, HĐQT một ngân hàng phê duyệt các chiến lược và chính sách liên quan đến quản lý rủi ro lãi suất và bảo đảm rằng ban (tổng) giám đốc thực hiện các bước cần thiết để theo dõi và kiểm soát các rủi ro này theo các chiến lược và chính sách đã được phê duyệt.
Sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đối với những khoản vay lớn, thời gian dài thì thực hiện lãi suất linh hoạt hoặc có những nguồn vốn huy động đáp ứng tương ứng.
Thực hiện tốt việc dự báo những biến động kinh tế vĩ mơ có tác động đến sự thay đổi lãi suất để có những chính sách về lãi suất kịp thời.
Đa dạng hóa các hình thức và thời hạn huy động vốn với mức lãi suất phù hợp trong đó có tính đến các yếu tố lạm phát,.. để đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội và từ đó đáp ứng được nhu cầu cho vay vốn.
Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.
NHTM đảm bảo xác định và hiểu rõ các đặc điểm rủi ro lãi suất trong các sản phẩm và hoạt động mới và bảo đảm rằng những rủi ro này nằm trong phạm vi các thủ tục và kiểm soát đầy đủ trước khi được sử dụng hay thực hiện. (Một ví dụ điển hình: Ngân hàng nơng nghiệp & PTNT VN đã đưa ra sản phẩm tiền gửi “tiền gửi VNĐ đảm bảo giá trị vàng” - đặc điểm của sản phẩm: khách hàng gửi tiền VNĐ nhưng qui đổi theo giá vàng tại thời điểm gửi, khi đáo hạn nếu giá vàng tại thời điểm đáo hạn thấp hơn giá vàng tại thời điểm gửi thì khách hàng được nhận số tiền gốc đúng bằng lúc gửi và số tiền lãi theo thời gian gửi, nếu giá vàng tại thời điểm đáo hạn cao hơn giá vàng thời điểm gửi thì khách hàng sẽ
được nhận gốc theo giá vàng tại thời điểm đáo hạn. Do không hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm và không đánh giá được rủi ro sẽ xảy ra do giá vàng biến động lớn