Giải pháp đối với rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 84 - 85)

3.2. Các giải pháp đối với các NHTMVN

3.2.2.2. Giải pháp đối với rủi ro thanh khoản

Để hạn chế rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro giá cả thị trường của mỗi NHTM cũng như cho cả hệ thống tài chính ngân hàng, chính sách quản lý nhà nước và chính sách, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng khơng nên tạo thói quen, tạo động lực kinh tế cho khách hàng gửi tiền trong việc phá bỏ kỳ hạn của các hợp đồng tiền gửi hoặc thói quen rút tiền gửi trước hạn khi cung ứng sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn được rút gốc linh hoạt và khi rút gốc trước hạn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi”.

Ln có sự tác động qua lại giữa điều kiện kinh tế vĩ mô với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đặc biệt, ở VN khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, rất nhiều NHTM rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản. Do đó, việc tăng cường, nâng cao khả năng dự báo kinh tế ở các NHTM là rất cần thiết và quan trọng.

Việc luân chuyển vốn giữa các chi nhánh với hội sở chính nên quản lý tập trung và kiểm soát được nhằm đo lường được nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và có chiến lược quản trị thanh khoản thích hợp.

Áp dụng chiến lược cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ. Giữ một sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng để tăng khả năng quản trị thanh khoản.

Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý, trong đó có tỷ trọng đầu tư vào chứng khốn hợp lý có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt nhanh với chi phí thấp.

Đối với quy định về lập, trình bày báo cáo tài chính của NH và tổ chức tài chính tương tự có thể quy định bổ sung hoặc chi tiết hơn, theo đó các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm “được rút gốc trước hạn” nên được phân loại, trình bày riêng biệt. Theo đó, việc quản lý hoạt động NH cần ứng xử đối với “các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, được rút vốn gốc trước hạn” hoặc “được rút vốn gốc linh hoạt” tương tự như loại tiền gửi khơng kỳ hạn trong việc tính tốn các chỉ tiêu về

tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả, về tỷ lệ chuyển hoán vốn để cho vay trung và dài hạn... Ngoài ra, nên giới hạn quy mô, tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, được rút vốn gốc trước hạn so với tổng tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)