.1 Vốn điều lệ của một số NHTM NN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 41)

VỐN ĐIỀU LỆ (triệu VNĐ) STT TÊN NGÂN HÀNG 31/12/2008 31/12/2009 1 AGRIBANK 10,924 21,000 2 BIDV 8,755 10,499 3 MHB 1,182 3,000

Nguồn: số liệu thống kê của NHNN.

Theo thống kê tại thời điểm 31/12/2008 mức vốn điều lệ của hầu hết các NHTM NN đều vượt xa mức vốn pháp định. Vượt lên dẫn đầu là Agribank với mức vốn điều lệ 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì mức vốn điều lệ của các NHTM NN vẫn còn rất khiêm tốn, vốn điều lệ của một ngân hàng trung bình trong khu vực trên 1 tỷ USD và đối với ngân hàng ở Mỹ vào khoảng 10 tỷ USD.

Tính đến tháng 3/2010, trong số 39 NHTM CP nếu xét theo quy mơ vốn điều lệ thì có 21/39 NHTMCP dưới 2.000 tỷ đồng; 30/39 dưới 3.000 tỷ đồng và chỉ 9/39 có vốn trên 3.000 tỷ đồng. Bảng 2.2 Vốn điều lệ của một số NHTM CP. VỐN ĐIỀU LỆ (triệu VNĐ) STT TÊN NGÂN HÀNG 31/12/2008 31/12/2009 1 ACB 6,355 7,814 2 Quân Đội 3,400 5,300 3 Đông Nam Á 4,068 5,068 4 Sài Gòn 2,180 3,635 5 An Bình 2,706 3,482 6 Đông Á 2,880 3,400 7 Việt Nam Tín Nghĩa 504 3,399 8 Hàng Hải 1,500 3,000 9 Nhà Hà Nội 2,800 3,000 10 Phương Nam 2,027 2,568 11 Phương Đông 1,474 2,000 12 Gia Định 1,000 1,000 13 Kiên Long 1,000 1,000 14 Đệ Nhất NA 1,000 15 Đại Á 500 NA

Nguồn: số liệu thống kê của NHNN. (NA: khơng có số liệu)

Đứng đầu là Vietcombank với 12.100 tỷ đồng (650 triệu USD) đứng sau là VietinBank với vốn điều lệ là 11.252 tỷ đồng. Tiếp theo là Eximbank (8.800 tỷ đồng), ACB (7.814 tỷ đồng), Sacombank (6.700 tỷ đồng), LienVietBank (3.300 tỷ đồng)... Trong số đó, nhóm ngân hàng có năng lực tài chính được xem là yếu như: NHTM Gia Định, NHTM Kiên Long và NHTM Đại Á,.. cần phải nhanh chóng nâng cao vốn điều lệ trong thời gian sắp tới để tăng khả năng cạnh tranh trong toàn hệ thống NHTM VN.

Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD yêu cầu các NHTM từ ngày 1/10 tới đây phải duy trì tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro của TCTD thay vì ở mức 8% như hiện nay. Việc nâng 1% tỉ lệ an tồn vốn theo là khơng đáng ngại với các NHTM trong thời điểm hiện nay. Bởi thực tế hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu của hệ thống các TCTD trong nước hiện nay được cho đang phổ biến ở mức 8-11%. Song với các NHTM quy mơ nhỏ vốn cịn đang xoay vần với việc đảm bảo đủ vốn điều lệ, việc tăng hệ số an toàn vốn thêm 1% đồng nghĩa với việc phải tiếp tục tăng thêm vốn chủ sở hữu. Khó khăn một lần nữa sẽ vẫn dồn vào các NHTM quy mơ nhỏ.

Bảng 2.3 Hệ số an tồn vốn của một số NHTM. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (%) HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (%) STT TÊN NGÂN HÀNG 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 1 VCB 12 8.9 8.11 2 BIDV 6.7 8.94 9.53 3 AGRIBANK 7.2 NA NA 4 MHB 9.44 9.04 NA 5 ACB 6.19 12.44 9.73 6 SACOMBANK 11.07 12.16 9.41 7 MB 14.21 12.35 12 8 EXIM 23 45.89 26.87 9 STB 11.07 12.16 11.41 10 TECHCOM NA 13.99 9.6

Theo thống kê, hệ số an toàn vốn của NHTM VN trong thời gian qua được cải thiện đáng kể. Trước tháng 6 năm 2004, CAR của hệ thống NHTMVN rất thấp, CAR trung bình của NHTMNN là 3,05%. Từ năm 2005 trở đi, quy mô vốn của các NHTMVN tăng lên, CAR của ngân hàng cũng tăng theo nhưng hiện nay vẫn còn một số ngân hàng có CAR dưới 8%, đến cuối năm 2008 CAR của hệ thống ngân hàng VN ở mức 9,7%. Nhưng so với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của NHTMVN vẫn còn thấp. CAR năm 2007, khu vực châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, khu vực Đơng Á là 12,3%.

Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, các NHTMVN, đặc biệt là đối với các NHTM NN phải tiếp tục nâng cao CAR để đạt được mức tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế là 8%.

Với qui mơ vốn thấp và tỷ lệ an tồn vốn dưới mức thông lệ quốc tế như hiện nay của các NHTM VN chúng ta bị hạn chế về khả năng cấp tín dụng, tài trợ cho hoạt động kinh doanh, khó khăn trong việc mở rộng phạm vi hoạt động và đổi mới công nghệ ngân hàng và khó khăn trong việc cạnh tranh với ngân hàng nước ngồi. Do đó việc tăng vốn điều lệ là hết sức cần thiết nhưng ngân hàng cần thận trọng với kế hoạch tăng vốn, bởi vốn tăng nhanh cũng sẽ tạo áp lực đối với sử dụng vốn và khả năng sinh lời từ đồng vốn tăng thêm.

2.1.2. Nguồn vốn huy động

Hệ thống NH đã huy động và cung ứng một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16 - 18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng vốn huy động của các NH liên tục tăng qua các năm.

Trong năm 2007, với chính sách kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động ngân hàng đã tác động lên thị trường tài chính của Việt Nam. Trong thời điểm này là các ngân hàng đang gặp phải khơng ít khó khăn trong huy động vốn do một phần lớn tiền trong dân đang được đổ sang chứng khoán. Lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng khơng ngừng thay đổi, thậm chí có sự thay đổi theo từng giờ trong những ngày cuối năm. Có một vấn đề là tâm lý của người gửi

tiền không ổn định, sự thay đổi lãi suất đã kéo theo một hệ quả là lượng tiền huy động của các ngân hàng tăng giảm thất thường.

Trong năm 2009 các NH đẩy nhanh tốc độ huy động vốn trong giai đoạn này là do thông tư 15/NHNN, của NHNN quy định các NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này có nghĩa các NH phải cắt giảm 10% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Trong năm 2010 theo quy định của Thông tư 13/NHNN, các TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng khơng vượt q 80% tổng nguồn vốn huy động đối với NH. Chính vì vậy, nhiều NH phải tăng huy động vốn để có thể tăng tín dụng.

Thị phần huy động vốn của các NHTM NN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm dần do sự vươn lên của nhóm NHTM CP với lợi thế cạnh tranh tốt hơn vì có chất lượng phục vụ cao, các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng và lãi suất huy động cao.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600ngàn tỷ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 năm

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của NHTM VN (2004 - 2009).

Nguồn: số liệu báo cáo thường niên của NHNN qua các năm.

2.1.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận.

Từ năm 2007 đến 2009 các NHTM đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình qn 17-18%. Một số NHTM CP đạt trên mức 30%. Các NHTM kinh doanh hiệu quả là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, với vai trị là hệ

tuần hồn của nền kinh tế, lợi nhuận ngân hàng cao có thể làm tăng chi phí huy động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế.

Bảng 2.4 Lợi nhuận của một số NHTM VN

LỢI NHUẬN (tỷ đồng) TỶ LỆ TĂNG (%)

STT NGÂN HÀNG 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 1 AGRIBANK 2379 2437 NA 2.4 NA 2 ACB 2127 2556 2818 20.2 10.3 3 STB 1582 1243 1901 -21.4 52.9 4 TECHCOMBANK 709 1600 2253 125.7 40.8 5 EXIMBANK 629 969 1300 54.1 34.2 6 MB 609 941 1084 54.5 15.2 7 SCB 359 646 800 79.9 23.8 8 VIETINBANK 778 1563 3018 100.9 93.1

Nguồn: báo cáo tài chính của các NHTM. (NA: khơng có số liệu)

So sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy quy mơ của các NH VN hiện cịn nhỏ, tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và GDP là 75%, tức là bằng một nửa so với bình quân của tồn thế giới và thấp hơn so với bình quân của các nước ASEAN năm 2005 (81%). Suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân 1% là chấp nhận được nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân chung của thế giới.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình qn (ROE) bằng mức bình quân chung và cao hơn Thái Lan hay các nước Đông Âu một chút (so cùng năm). Nguyên nhân là do tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản - một thước đo độ an toàn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn thấp.

Bảng 2.5 So sánh kết quả một số chỉ tiêu về lợi nhuận của các ngân hàng VN với Thái Lan, các nước Đông Âu và thế giới.

Đông Âu Thái Lan Thế giới Việt Nam Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

Dư nợ cho vay/GDP (%) 45 105 144 75

ROA (%) 1.46 1.3 1.4 1.1

Tỷ lệ lãi biên (NIM) (%) 1.38 2 1.8 NA

ROE (%) 13.6 14.9 16.8 17 - 18

Vốn tự có/tổng tài sản (%) 10.5 8.7 NA 6.9

Nguồn: WB, FED, Bank of Thailand, Reuter, García-Herrero, TBKTVN NA: Khơng có số liệu

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu lợi nhuận đạt được của một số NHTM VN và NHTM ở các nước năm 2005.

Chỉ tiêu STB ACB VCB CCB UOB NPT

ROA (%) 1.9 1.5 1.0 1.1 1.2 1.4 NIM (%) 3.9 2.8 2.9 2.9 2.0 1.8* Tỷ lệ thu phi lãi (%) 25.2 23.5 15.7 6.6 37.6 45.0* ROE (%) 20.6 30.0 15.4 21.6 12.4 16.8 Vốn tự có/tổng tài sản (%) 13.0 5.3 7.1 6.3 10.5 ~10 Dư nợ/Vốn huy động (%) 59.2 42.8 48.8 54.4 78.5 ~70 P/E 46.0 39.0 NA 24.4 11.4 16.0

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng, Reuter, Hawtrey. * Số liệu năm 2001; NA: khơng có số liệu

Căn cứ bảng 2.10 về chỉ tiêu sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) thì thấy có vẻ các NH VN hoạt động tốt hơn UOB và NH của các nước phát triển. Nguyên nhân là do tỷ lệ lãi biên (NIM) của các NH VN cao 1.5 đến 2 lần so với mức bình quân chung. Trong khi tỷ lệ cho vay so với vốn huy động của các NH VN được lựa chọn còn thấp mà mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào (Nim) đã quá cao. Nếu tỷ lệ này được nâng lên khoảng 70% so với mức bình quân chung của thế giới hay 78% của UOB thì có thể mức chênh lệch lãi suất cịn cao hơn nhiều.

Trong khi đó, tỷ lệ thu nhập phi lãi so với thu nhập từ hoạt động của các NH VN còn ở mức rất khiêm tốn so với tỷ lệ xấp xỉ 50% của các nước phát triển, gần 40% của các nước Đông Âu, và trên 30% của các nước trong khu vực.

Một vấn đề đặt ra là khi cạnh tranh gay gắt hơn, biên lãi suất được đẩy xuống, và yêu cầu đủ vốn được áp dụng nghiêm ngặt hơn thì một điều dường như chắc chắn là ROA và ROE của các NHTM VN sẽ giảm đáng kể.

2.1.4. Đánh giá các rủi ro

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của hệ thống NHTM từ năm 2004- 2009 bình quân trong khoảng từ 25% - 31%. Năm 2005 tăng 31% so với năm 2004; năm 2006 tăng 26%; năm 2007 tăng 54%; năm 2008 tăng 21%. Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng rất mạnh điều này làm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2007 giảm còn 1.38%, việc tỷ lệ nợ xấu giảm không phải xuất phát từ lý do các ngân hàng đã thu được nợ xấu mà từ nguyên nhân dư nợ cho vay tăng làm giảm tỷ lệ nợ xấu sẽ là một rủi ro tiềm ẩn lớn.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 ngàn tỷ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 năm

Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay của các NHTM VN (2004- 2009).

Nguồn: số liệu báo cáo thường niên của NHNN.

Tình hình nợ xấu đã được cải thiện qua các năm giảm từ 4.6% năm 2004 xuống 1.38% năm 2007, nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 3.5%, nguyên nhân là do trong năm 2007 dư nợ tăng trưởng mạnh làm che dấu nợ xấu đang tiềm ẩn đồng thời nợ xấu phát sinh trong năm này còn xuất phát từ nguyên nhân cho vay bất động sản.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 2004 2005 2006 2007 2008 2009năm %

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM (2004 -2009).

Nguồn: số liệu báo cáo thường niên của NHNN.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống các NHTM năm 2008 tăng lên đến 3,5% và ở thời điểm cuối năm 2009 tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,5% nhưng vẫn còn thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế 5%. Tuy nhiên, vẫn còn một số NH, khi áp dụng phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã phân loại nợ chưa triệt để, nên chưa phản ánh đầy đủ tình hình nợ xấu thực tế của tồn hệ thống NHTM. Với báo cáo nợ xấu của tất cả các NHTM bình quân khoảng 1,28%/ tổng dư nợ, nhưng khi kiểm tra có NH lên tới 12%. Đó là theo chuẩn kế tốn Việt Nam, cịn chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu sẽ được đánh giá cao hơn nhiều. Lý do là nợ xấu (NPL) theo cách tính của quốc tế là các khoản nợ khơng

có khả năng trả hoặc gần như khơng có khả năng trả. Trong khi đó, cách của Việt Nam chỉ tính khoản nợ đến hạn và việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả

nợ, thiếu các sự đánh giá kết hợp nên không phản ánh đúng thực chất khoản nợ Việc tăng trưởng tín dụng cao đã dẫn đến chất lượng các khoản vay đi xuống, chạy đua tăng trưởng dư nợ thường làm các NHTM bỏ qua các quy định nên tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tăng. Đặc biệt các nhóm NHTM NN tỷ lệ nợ xấu cao hơn NHTM CP, như: trong năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của Agribank 2.6%, BIDV 2.82%. Trong khi đó của ACB 1.2%, Sacombank 0.76%.

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM. TỶ LỆ NỢ XẤU (%) TỶ LỆ NỢ XẤU (%) STT NGÂN HÀNG 2007 2008 2009 1 AGRIBANK 1.9 2.68 2.6 2 MHB 1.11 2.5 2.03 3 BIDV 3.98 2.71 2.82 4 VCB 3.87 4.61 2.47 5 SACOMBANK 0.24 1.1 0.76 6 Eximbank NA 4.71 3.3 7 ACB 0.44 0.9 1.2

Nguồn: số liệu báo cáo của các NHTM. (NA: khơng có số liệu)

Từ nhiều nguyên nhân để lý giải vấn đề này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các NHTM NN có khách hàng vay lớn chủ yếu là DNNN:

+ Mối quan hệ truyền thống, cùng hình thức sở hữu, nhu cầu vay lớn và khả năng cho vay lớn (NHTM CP khó đáp ứng).

+ Cho vay theo các hội chứng kinh tế, phong trào khẩu hiệu phát triển kinh tế hay chủ nghĩa thành tích. Do đó, các NHTM NN chuyển hướng cho vay nhiều vào tổng cty nhà nước mà thực lực tài chính và khả năng quản trị rất yếu kém. Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35 - 40% vào nhóm khách hàng đang báo động về chất lượng tín dụng. Trong đó, điển hình là các tổng cty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải (tàu biển) đang trở thành con nợ lên tới 11 ngàn tỷ đồng mà trong đó theo báo cáo của Bộ Tài chính có tới trên 90% khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của NHTM NN.

+ Do cùng hình thức sở hữu Nhà nước nên trong thời gian dài có trào lưu đầu tư tín dụng theo chương trình của Chính phủ hoặc cho vay theo chương trình phát triển theo khu vực kinh tế vùng của các cấp chính quyền. Ví dụ: cho vay theo chỉ thị và theo chương trình mía đường, giao thơng, đánh bắt xa bờ…

Các NHTM NN cũng là những NH có tỷ trọng dư nợ tín dụng cao, các hoạt động dịch vụ NH hạn chế thì độ phân tán rủi ro càng thấp và mức độ rủi ro càng cao. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN thì sắp tới sẽ quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tối đa là 80% .

Bảng 2.8 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của một số NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các NHTM việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)