3.2. Các giải pháp đối với các NHTMVN
3.2.2.1. Giải pháp đối với rủi ro tín dụng
Các NHTM xác định tổn thất ước tính để xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, các NHTM VN đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phịng theo tuổi nợ, chỉ có một số ít ngân hàng đã có hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phịng theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác
định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.
Việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được xác suất khả năng vỡ nợ (PD) của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Dựa trên các đánh giá về tính hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền ngân hàng xếp hạng khách hàng, dựa trên các mơ hình tốn ngân hàng sẽ tính được xác suất khả năng vỡ nợ. Như vậy, các NHTM có thể dựa ln vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học.
Việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng xác định chính xác được giá trị khoản vay. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình swap tín dụng, hay chứng khốn hóa các khoản vay của các NHTM sau này. Đây là một xu thế tất yếu mà các NHTM VN sẽ hướng tới vì swap tín dụng và chứng khốn hóa chính là những cơng cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng thương mại.
Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng từ khâu thẩm định tín dụng đến khâu kiểm tra sau cho vay để đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan tính khả thi và hiệu quả của phương án, dự án.., đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Xây dựng được chiến lược phát triển tín dụng tuỳ thuộc vào mục tiêu, thế mạnh và chức năng của ngân hàng để có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với mục tiêu đề ra và đảm bảo được các nguồn lực để thực hiện tốt nhất chính sách đó. Từ đó, đưa ra những qui trình sát với thực tế với gắn đối với từng đối tượng, từng nhóm khách hàng mà ngân hàng đang hướng đến.
Bên cạnh việc theo đuổi chính sách tín dụng mục tiêu, ngân hàng cũng nên đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay thực hiện theo đối tượng vay, mục đích vay, theo nhóm ngành nghề,.. Vì
cho vay quá tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu có thể gây rủi ro nặng nề hoặc rủi ro dây chuyền cho ngân hàng. Quản trị doanh mục cho vay phải đảm bảo tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro có thể chấp nhận.
Định hướng áp dụng mơ hình quản lý rủi ro:
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mơ hình các NHTMVN nên áp dụng là mơ hình quản lý rủi ro tập trung.
Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc
khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).
Với mơ hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển tồn bộ hồ sơ và các thơng tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.
Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở thơng tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá tồn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thơng tin đồng
thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.