1.3.1. Một số vụ phá sản của các ngân hàng trên thế giới
Khi mà cơn bão tài chính đang hồnh hành cũng là lúc người ta nhìn lại những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng để tìm hiểu những nguyên nhân do đâu?
Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hồn thiện ở Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thơng qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Mỹ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thối kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Mỹ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Mỹ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn.
Vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers (2008): là NH lớn thứ 4
nước Mỹ, NH này đã tồn tại 158 năm và có trên 26.000 nhân viên. Nguyên nhân của việc phá sản là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vịng xốy khủng hoảng tiếp tục lan rộng làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh làm giá trị vốn hóa của Lehman vào khoảng 45 tỷ USD cuối năm 2007 tiến tới 0 chỉ sau gần 10 tháng đã buộc Lehman phải tuyên bố phá sản.
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Chính vì vậy, bong bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Mỹ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Vụ phá sản của ngân hàng Northern Rock (2007): vào năm 2006 ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động sản với đối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy Northern tới bờ vực phá sản. Vào ngày 17/9/2007 khoảng 4 tỷ USD đã bị khách hàng rút khỏi ngân hàng. Northern Rock mất thanh khoản và được Chính phủ Anh tiếp quản vào ngày 22/03/2008.
Vụ phá sản Bank of England (1992): Bank of England đóng vai trị là người cho vay cuối cùng, cứu giúp các định chế tài chính. Thế nhưng, ngân hàng này đã trải qua thua lỗ và khơng tự cứu nổi mình. Sau khi thất bại trong việc neo giữ tỷ giá đồng bảng với các ngoại tệ lớn tại Châu Âu do lạm phát tại Anh ở mức cao, giới đầu cơ đã bán mạnh nội tệ với hy vọng mua lại sau khi Bank of England điều chỉnh lại chính sách. Tuy nhiên, NH này chống lại nhà đầu cơ bằng cách mua đồng bảng và tăng mạnh lãi suất. Vào ngày 16/9/1992, giới đầu cơ trong đó có cả George Soros danh tiếng đã bán khống lượng bảng anh có giá trị khoảng 10tỷ đơla. Hệ quả là Bank of England buộc phải rút khỏi cơ chế một tỷ giá của hệ thống tiền tệ Châu Âu và tiến hành phá giá đồng bảng.
Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia.
Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt ghê gớm. Đầu năm 2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ.
Như vậy, nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua mà bắt nguồn từ Mỹ là do:
- Hoạt động tài chính của các ngân hàng tại Mỹ phát triển quá cao, đã tạo ra các giá trị ảo từ vòng xoay: cho vay thế chấp - chứng khốn hóa các khoản cho vay - dùng tiền thu được tiếp tục cho vay.
- “Cho vay dưới chuẩn”: một số ngân hàng Mỹ đã vi phạm qui tắc trong cho vay, cho vay tới những khách hàng không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng.
- Khi thực hiện chứng khốn hóa các khoản cho vay đã làm rủi ro chồng rủi ro, các chứng khốn có mức độ xếp hạng tín nhiệm càng thấp thì tỷ lệ sinh lời càng cao, thậm chí có những chứng khốn khơng được xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn được nhà đầu tư trên toàn thế giới chấp nhận do lãi suất siêu hạng.
- Khả năng quản lý rủi ro của các ngân hàng không theo kịp sự phức tạp của những sản phẩm mới như chứng khốn hóa các khoản vay.
- Công tác thanh tra, giám sát và quản lý rủi ro của các NH, nhất là các NH hoạt động kinh doanh rộng rãi trên tồn cầu cịn bộc lộ nhiều điểm yếu kém.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro cho các NHTM VN
- Khủng hoảng tài chính thường bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quản trị rủi ro, để rủi ro vượt quá tầm kiểm soát.
- Rủi ro của các ngân hàng thường bắt nguồn và có liên quan đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro tín dụng BĐS. Do đó, cần kiểm sốt rủi ro của hoạt động cho vay BĐS thông qua tỷ lệ cho vay BĐS tối đa trên tổng dư nợ.
- Đối với cho vay đầu tư bất động sản địi hỏi ngân hàng phải phân tích chi tiết đối tượng khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, phân tích và nắm rõ xu hướng của thị trường.
- Yêu cầu về vốn tối thiểu rất quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định trong hoạt động cho ngân hàng.
- Các ngân hàng cần nâng cao công tác giám sát và quản trị rủi ro, dự báo và phịng ngừa rủi ro.
- Cần có một tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp và uy tín trong xếp hạng tín nhiệm các loại chứng khốn, bao gồm cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngân hàng thương mại đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế với qui mô ngày càng mở rộng, các hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp. Do đó, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và gắn liền với các hoạt động của ngân hàng.
Để đảm bảo tính an tồn của các NHTM nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung, vấn đề quản trị rủi ro luôn được các NHTM và NHNN đặc biệt quan tâm. Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới có xu hướng chung hướng đến việc tuân thủ Hiệp ước Basel II, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mà bắt nguồn từ Mỹ đã làm sụp đổ và điêu đứng nhiều ngân hàng lớn trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc nâng cao công tác quản trị rủi ro.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ
RỦI RO VÀ VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.
2.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM VN.