Thực trạng nguồn nhân lực và khả năng quản trị điều hành 1 Thực trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 70)

- Công ty 100% vốn nước ngoài Hợp tác xã

d. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.3.3 Thực trạng nguồn nhân lực và khả năng quản trị điều hành 1 Thực trạng nguồn nhân lực

2.3.3.1 Thực trạng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực

Khi mới thành lập (năm 1993), ACB chỉ có 27 nhân viên. Đến 31/12/2009 thì tổng số nhân viên của ACB đã lên gần 7.000 người. Trong đó, đội ngũ nhân sự có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 85%. Đồng

thời hàng năm được bổ sung chủ yếu từ các Trường đại học kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh ngân hàng trong và ngoài nước.

Khả năng thu hút nguồn nhân lực

- Chính sách tuyển dụng: Chính sách tuyển dụng của ACB hiệu quả nên đã thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao.

ACB đã có một quy trình và chính sách tuyển dụng rõ ràng. Sau quá trình tuyển dụng ACB đều tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, ACB cũng có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ các ngân hàng khác. Mặc khác, trong chính sách tuyển dụng của ACB còn nhiều ràng buộc như cam kết sau quá trình đào tạo, nhân viên phải làm việc cho ACB trong khoảng thời gian ít nhất là 2 năm, nếu nghỉ việc trong thời gian này nhân viên phải trả lại chi phí đào tạo cho ngân hàng.

Trong chiến lược phát triển của mình trong giai đoạn 2006 – 2011 và tầm nhìn đến 2015, song song với việc mở rộng các chi nhánh và đa dạng hố các sản phẩm, dịch vụ thì ACB cũng đã chuẩn bị chiến lược phát triển nguồn nhân lực bổ sung kịp thời khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động ra khắp địa bàn cả nước. Tuy nhiên, với việc phát triển khá của mạng lưới hoạt độngthì nguồn nhân lực bổ sung đang là vấn đề thách thức lớn đối với ACB.

- Chính sách trả lương và đánh giá nhân viên. Việc trả lương tương xứng với mức độ làm việc là yêu cầu quan trọng để giữ chân nhân viên. Nhận thức được vấn đề đó, ACB đã ban hành quy chế tiền lương mới được áp dụng từ tháng 7/2004. Đặc điểm của quy chế này là căn cứ vào vị trí cơng việc để trả lương, khơng cào bằng hoặc trả lương theo bằng cấp. Công việc sẽ quyết định tới tiền lương của nhân viên. Mặc dù thế, công tác đánh giá nhân viên của ACB cũng chưa thật sự được quan tâm đúng mức, khi được hỏi phần lớn nhân viên vẫn trả lời là ACB chưa đánh giá đúng năng lực của họ.

Bảng 2.14 Tiền lương và chi phí liên quan của ACB

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2008 2007 2006 2005

Tiền lương và các khoản phụ cấp 779.463 608.619 347.462 189.243 101.161 Các khoản đóng góp theo luật 62.552 36.652 18.664 6.005 3.785 Các khoản trợ cấp 4.620 1.926 1.739 900 1.895 Chi phí liên quan 60.828 44.122 24.197 1.063 1.697

Tổng cộng 907.463 691.319 452.062 197.211 108.538

Lương bình quân của nhân viên 10.488 8.668 8,456 5,763 4,268

[Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2005-2009 Số liệu năm 2009 chưa được kiểm toán]

Ngồi ra, ACB cịn thực hiện chế độ khen thưởng căn cứ trên mức độ hồn thành cơng việc, được xây dựng theo các tiêu chuẩn cụ thể giúp cho việc đánh giá kết quả công việc được khách quan. Tuy nhiên, chính sách nào cũng có nhiều bất cập nên cũng chưa thật sự công bằng trong việc đãi ngộ đối với nhân viên.

Hiện nay chính sách tiền lương của ACB đã có tính cạnh tranh so với các ngân hàng TMCP khác. Năm 2005, mức lương bình quân nhân viên của ACB là 4.268 triệu đồng/tháng, đến năm 2009 là 10.488 triệu đồng/tháng. Đồng thời, đối với lao động mới tuyển dụng, thời gian thử việc tại ACB là 2 tháng và với mức lương từ 2,2 đến 2,5 triệu đồng/tháng.

Mặt khác, ACB cũng ban hành Quy định về phát triển nghề nghiệp nhân viên để nhân viên thấy rõ và lựa chọn lộ trình thăng tiến của mình trong hệ thống. Lộ trình thăng tiến được xây dựng phù hợp với trình độ, tư chất, kỹ năng làm việc và thành tích cơng tác của từng cá nhân.

Như vậy, ACB có cơ chế trả lương linh hoạt, chủ yếu dựa trên khả năng làm việc của từng nhân viên, đồng thời đã có những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng của nhân viên một cách tương đối phù hợp và xác định cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của từng nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)