Vị thế của NHTMCP Á Châu trong hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 82)

- Công ty 100% vốn nước ngoài Hợp tác xã

d. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.4.2.3 Vị thế của NHTMCP Á Châu trong hệ thống NHTM Việt Nam

Đến cuối năm 2008, 4 NHTM lớn của nhà nước ước tính chiếm khoảng 60,89% thị phần tổng tài sản, 40,46% vốn chủ sở hữu, 64,4% vốn huy động và 69% dư nợ cho vay toàn thị trường. Các NHTM cịn lại và các ngân hàng nước ngồi chia sẻ thị phần còn lại. Điều này thể hiện thị trường ngân hàng vẫn có độ tập trung cao vào các NHTMNN.

Trong đó, huy động vốn năm 2008 của ACB chiếm khoảng 11% thị phần toàn ngành, riêng thị phần tiền gửi tiết kiệm chiếm 6% và thị phần cho vay 2.6%.

Trong năm 2009, ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, huy động vốn, cho vay khách hàng trong nội bộ hệ thống NHTMCP. ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 80%, và tăng trưởng huy động 35,33%. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn và dư nợ cho vay liên tục trong 3 năm 2007, 2008 và 2009, ACB đã và đang tạo khoảng cách dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP về quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận.

Mặt khác, hiện nay ACB được khách hàng đánh giá rất cao trên thị trường và liên tục được đánh giá là “Ngân hàng suất xắc nhất Việt Nam” trong những năm vừa qua thể hiện được uy tín và sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ của mình tại Việt Nam, điều đó cũng khẳng định được giá trị thương hiệu của ACB ngày càng vững mạnh.

Về khả năng nguồn vốn có thể cho vay: Mặc dù, tổng dư nợ cho vay chỉ chiếm 50% tổng huy động là một bất cân xứng. Tuy nhiên, đây cũng chính là lợi thế của ACB trong giai đoạn hiện nay, đủ đáp ứng nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

Ngoài ra, số lượng sản phẩm, dịch vụ của ACB phát triển cùng mạng lưới kênh phân phối phát triển nhanh cũng là một lợi thế để ACB đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhanh nhất, trong đó phài kê đến sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là một lợi thế cạnh tranh của ACB trong thời gian

qua.

Đồng thời với khả năng quản trị điều hành của ACB được đánh giá là khá tốt trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Như vậy, hiện nay ACB là ngân hàng đang có sức cạnh tranh cao trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đây là một lợi thế rất lớn để ACB thực hiện mục tiêu cho các năm tiếp theo: Giữ vững vị thế NHTMCP hàng đầu và phấn đấu rút ngắn khoảng cách về tổng tài sản giữa ACB và NHTM nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn tới, khi các ngân hàng nước ngồi được đối xử bình đẳng thì sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt và vị thế của các NHTM Việt Nam sẽ thay đổi. Do đó, địi hỏi ACB cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Có thể nói rằng hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém kể trên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Nội dung chương 2 đã đề cập đến Tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam năm 2009, một số dự báo về ngành ngân hàng trong năm 2010 và Thực trạng họat động của NHTMCP Á Châu trong thời gian qua . Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì ACB cịn bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Vì vậy, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để khắc phục những tồn tại, khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh của NHTMCP Á Châu nói riêng và của hệ thống NHTM Việt nam nói chung trước sức ép của các NHNNg, các định chế tài chính phi ngân hàng đang và sẽ được hoạt động cạnh tranh bình đẳng trong quá trình tự do hóa, đó là tiền đề để luận văn tiếp đề xuất các giải pháp trong Chương III.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)