Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

b. Theo nghị định thư gia nhập WTO

1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

trong lĩnh vực ngân hàng

Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển nên có nhiều hạn chế,…vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong q trình hội nhập ngành ngân hàng rất có ý nghĩa đối với Việt Nam:

Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng chiến lược thích hợp để đảm bảo cho q trình hội nhập ngành ngân hàng thành cơng.

Thứ hai, xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế và ngành ngân hàng.

+ Rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết.

+ Từng bước xoá bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với NHTM trong nước, đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với NHNNg.

+ Xây dựng khung pháp lý đảm bảo bình đẳng, an tồn cho các loại hình NHTM trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

+ Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ như: chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hệ thống ngân hàng, phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm

tiền gửi, phá sản TCTD,…

Thứ ba, nâng cao vai trị của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. + Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp quá sâu của chính phủ, của các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.

+ Đẩy mạnh và phát triển thị trường liên ngân hàng: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. . Phát triển các công cụ tài chính phái sinh như: forward, swap, option,…

Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam

+ Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua thực hiện tăng vốn tự có, cần tăng vốn tự có lên mức ngang bằng với các ngân hàng trong khu vực,...Tuy nhiên, việc nâng vốn tự có của các ngân hàng cũng cần phải phù hợp với chiến lược tài chính rõ ràng.

+ Nhanh chóng xử lý lệ nợ xấu bằng cách phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, kiểm tra, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn. Phối hợp với việc phân loại nợ thì cũng cần nhanh chóng phối hợp với các cơng ty mua bán nợ của các ngân hàng, của Bộ Tài chính để nhanh chóng xử lý nợ xấu.

+ Quan tâm nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro quốc tế.

+ Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, nâng cao chất luợng dịch vụ. + Nâng cao năng lực quản trị điều hành của NHTM, có chính sách tiền lương, tuyển dụng lãnh đạo cao cấp của các ngân hàng quốc tế. Điều mà Trung Quốc đang làm nhằm thu hút nhân sự từ Mỹ và Châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)