- Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động tiền gửi năng động và hiệu
c. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
3.3.7 Xây dựng chiến lược Marketing và phát triển kênh phân phố
Một trong những nguyên nhân hoạt động kinh doanh của ACB chưa thực sự phát huy hết tiềm năng là do hoạt động marketing chưa tốt. Đối với các hoạt động marketing của ACB, cần tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản: kênh phân phối, thị trường và khách hàng.
Tăng cường kênh phân phối, chất lượng kênh phân phối
Phát triển kênh phân phối bằng việc mở rộng mạng lưới là lợi thế nổi trội của các NHTM Việt Nam, trong thời gian qua các ngân hàng đã phát huy tối đa lợi thế này, bằng chứng là sự xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch khắp mọi nơi, ACB cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó, vì vậy ACB cũng cần khẩn trương tổ chức, sắp xếp và tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch để phục vụ cho mục tiêu phát triển sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Cần phát triển các kênh phân phối nước ngồi qua các hình thức hiện diện thương mại như; văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị trực thuộc của ACB ở nước ngoài để từng bước thâm nhập và cạnh tranh cung cấp dịch vụ ngân hàng trên thị trường quốc tế, hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài, …
Mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý trong nước và quốc tế để cung cấp dịch vụ ngân hàng ra nước ngoài, đẩy mạnh phát triển mạnh hợp tác kinh doanh đối ngoại đến các nhóm khách hàng và thị trường mục tiêu ngoài phạm vi địa giới hoạt động của ngân hàng.
Về thị trường
Với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế, để hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày một phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. ACB cần hướng hoạt động ra thị trường nước ngoài, trước mắt là thị trường khu vực thương mại tự do ASEAN, tiến tới là thị trường Mỹ, nhất là Bắc Mỹ, EU và châu Phi,…chủ động hội nhập, ký kết hợp đồng hợp tác với nhiều đối tác, các ngân hàng và các TCTD nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường theo đặc điểm của từng khu vực, chính sách xuất khẩu của mỗi quốc gia, các cơ chế nghiệp vụ theo từng ngành sản xuất và các sản phẩm.
Chăm sóc khách hàng
Là thực hiện những hoạt động cần thiết để giữ các khách hàng mà ngân hàng đang có. Để phát triển hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, ACB cần quan tâm đến những hoạt động cụ thể sau:
- Nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng tại ngân hàng, cơ sở dữ liệu phải có thơng tin của khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng để có thể tiếp cận và tác động được để phục vụ cho những mục đích marketing và cơ sở dữ liệu có vai trị:
+ Hiểu biết về nhu cầu của khách hàng và những gì mà họ mong muốn; + Đo lường sự hài lòng của khách hàng;
+ Nhận biết được lý do khách hàng rời bỏ ngân hàng để có chính sách marketing thích hợp.
- Ngân hàng cần phân loại khách hàng và xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp dựa trên chính sách khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Á Châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa là nhiệm vụ trước mắt và là nhiệm vụ lâu dài mang tính cấp thiết để có thể đứng vững và phát triển trong quá trình cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Trong nội dung chương 3 được đề cập đến: Quan điểm, định hướng và lộ trình phát triển ngành ngân hàng Việt Nam và căn cứ vào định hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển của ACB, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Các giải pháp thuộc về ACB như: Giải pháp nâng cao năng lực tài chính, giải pháp nâng cao năng lực hoạt động, giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro,… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
phát triển nền kinh tế trước những thách thức to lớn. Để khơng bị gạt ra ngồi lề của sự phát triển kinh tế nói trên, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực để hội nhập vào xu thế chung đó
Có thể nói, việc chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, những thách thức đối với nền kinh tế cũng là vấn đề đáng quan tâm, trong đó có ngành ngân hàng.
Theo cam kết hội nhập, từ 01/04/2007 Việt Nam đã cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa, được đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc gia của WTO. Như vậy các NHTM Việt Nam đang phải gặp những đối thủ mạnh về thương hiệu, vốn công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm,…
Qua việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu cho thấy ngoài những thế mạnh nội tại còn bộc lộ những hạn chế, những yếu điểm nhất định. Những yếu điểm này cần được nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết hợp với thời cơ và thách thức từ phía thị trường đem lại để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp đưa ra trong luận văn này đã có chọn lọc, các giải pháp cụ thể cần phải giải quyết từ chính hoạt động nội tại của ngân hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung của bản luận văn với đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế”. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn
chế, học viên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ Quý Thầy, Cô và những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng để đề tài có thể áp dụng vào thực tế.
Phụ lục 1: Tổng tài sản của ACB từ 2004 - 2009 15,420 24,273 44,650 85,392 105,306 172,748 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
[Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2004 – 2009 Số liệu năm 2009 chưa được kiểm toán]
Phụ lục 2: Tổng huy động của ACB từ 2004 - 2009 14,354 22,341 39,736 74,943 91,174 123,968 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
[Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2004 – 2009 Số liệu năm 2009 chưa được kiểm toán]
Phụ lục 3: Tổng dư nợ cho vay của ACB từ 2004 - 2009 6,760 9,563 17,365 31,974 34,833 61,326 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
[Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2004 – 2009 Số liệu năm 2009 chưa được kiểm toán]
Phụ lục4: Tổng lợi nhuận trước thuế của ACB từ 2004 - 2009 282 392 687 2,127 2,561 2,838 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 Tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
[Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2004 – 2009 Số liệu năm 2009 chưa được kiểm toán]