Tiếp cận và hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 89)

- Công ty 100% vốn nước ngoài Hợp tác xã

5. Tiếp cận và hiện đạ

công nghệ ngân hàng, 5. Tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp sẽ tăng.

ĐIỂM MẠNH (S) Phối hợp (S/O): Phối hợp (S/T):

1. Năng lực quản trị điều

hành

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành

(S1,S4,S5,O4,O5)

- Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động

(S2,S3,S4,O1,O2,O3)

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(S1,T4,T5)

- Giải pháp đầu tư và phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng (S4,T2,T4)

2. Khả năng nguồn vốn để đẩy mạnh cho vay

3. Đa dạng sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng

4. Đầu tư công nghệ ngân

hàng hiện đại

5. Uy tín và thương hiệu của ACB trên thị trường

ĐIỂM YẾU (W) Phối hợp (W/O): Phối hợp (W/T):

1. Trình độ nhân viên

- Giải pháp đẩy mạnh phát triển hệ thống mạng lưới (W3,W5,O1,O4,O5)

- Giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing (W3,O3,O5)

- Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro (W1,W2,W3,W4,T3)

- Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

(W3,W4,T1,T2,T4) 2. Quản lí rủi ro tín dụng,

rủi ro hệ thống

3. Chiến lược khách hàng, kinh doanh, marketing 4. Khả năng tài chính cịn hạn chế

Quan điểm xây dựng giải pháp là tận dụng cơ hội và phát huy thế mạnh cũng như những lợi thế cạnh tranh của ACB.

3.2.3.2 Lựa chọn các giải pháp qua phân tích SWOT

Thơng qua việc phân tích các yếu tố của mơi trường tác động đến ACB bằng mơ hình SWOT, tác giả lựa chọn một số các giải pháp được hình thành theo các nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB.

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2015 Á Châu đến năm 2015

3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 3.3.1.1 Các giải pháp tăng quy mơ vốn 3.3.1.1 Các giải pháp tăng quy mơ vốn

Vốn tự có đóng vai trị rất lớn trong hoạt động của NHTM, là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, tạo nên khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Chính vì vậy, trong q trình hoạt động của mình, các NHTM nói chung và ACB nói riêng ln phải xây dựng các giải pháp phát triển về vốn, có thể phát triển vốn tự có từ những nguồn sau:

- Tăng vốn từ nguồn nội bộ ngân hàng, mà cụ thể là từ lợi nhuận không chia: đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng phụ thuộc vào thị trường vốn. Tuy nhiên, ACB cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hợp lý để tăng vốn tự có, nếu ACB có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng.

- Tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phưong thức khác và làm loãng quyền sở hữu.

- Tiếp tục tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: quí 4 năm 2006 ACB đã phát hành 1.650 tỷ đồng trái phiếu trong kế hoạch phát hành 3.000 tỷ

đồng trái phiếu. ACB đã khá thành công trong đợt phát hành này. Tuy nhiên, việc tiếp tục phát hành loại trái phiếu này cũng cần tính đến lãi suất phát hành và thời gian chuyển đổi cho phù hợp.

Tuy nhiên, với tình hình tài chính ngân hàng khó khăn trong giai đoạn hiện nay thì ACB chỉ nên tập trung tăng vốn bằng nguồn vốn tự có (thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại) của ngân hàng nhằm giảm áp lực tài chính đồng thời duy trì được PE của ngân hàng.

3.3.1.2 Giải pháp xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu của ngân hàng có các ý nghĩa lớn đó là; giải phóng nợ tồn đọng để tái quay vòng vốn, làm lành mạnh hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu phải đúng theo quy định của pháp luật, giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Để thực hiện vấn đề này ACB nên đẩy mạnh hơn nữa việc tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng sang một bộ phận chuyên trách. Nghĩa là, ACB chuyển toàn bộ phần nợ xấu này sang một công ty chuyên trách là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) – trực thuộc ACB, hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhiệm vụ là tận thu bằng cách bán và khai thác các tài sản liên quan đến nợ xấu. Tuy vậy, do công ty này là đơn vị trực thuộc của ngân hàng nên vẫn hạn chế về mặt hoạt động.

Ngoài ra, để đẩy mạnh vấn đề này thì đối với các khoản nợ xấu, khó có khả năng thu hồi ACB nên bán hẳn cho Công ty mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài Chính, cơng ty này có quy mơ vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên, việc bán nợ cho Cơng ty này cũng cần tính đến lợi nhuận của ngân hàng.

3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động 3.3.2.1 Giải pháp về huy động tiền gửi 3.3.2.1 Giải pháp về huy động tiền gửi

Cùng với việc củng cố, hoàn thiện các hình thức huy động tiền gửi hiện hành: tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn,…ngân hàng cần đưa ra các hình thức huy động tiền gửi mới như: kết hợp sản phẩm huy động và bảo hiểm, kết hợp huy động với rút thăm trúng thưởng và mở rộng nhiều hơn các kỳ hạn huy động tiền gửi cùng với chính sách lãi suất linh hoạt đối với các nhóm khách hàng, với số tiền gửi,…

- Đẩy mạnh công tác marketing để thu hút khách hàng gửi tiền

+ Đẩy mạnh quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng trên báo đài, tivi và cả tại các quầy giao dịch với các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,…nhằm cho khách hàng biết về các dịch vụ huy động của ngân hàng. Một thực tế là hiện nay ngay cả khách hàng đang sử dụng các sản phẩm của ACB cũng chưa biết hết tiện ích của sản phẩm mình đang sử dụng. Vì vậy, trước mắt, nên đa dạng các loại tờ rơi, tài liệu giới thiệu về sản phẩm huy động để sẵn tại các quầy giao dịch để khách hàng có tham khảo khi giao dịch.

+ Đẩy mạnh cơng tác chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác được phục vụ tốt hơn và được tôn trọng mỗi khi đến giao dịch. ACB cần tiến hành phân khúc thị trường, phân khúc nhóm khách hàng để xác định một cách hợp lý thị trường và khách hàng mục tiêu. Từ đó có các chính sách khách hàng phù hợp, chấm dứt tình trạng chỉ có một chính sách chung cho tất cả các nhóm khách hàng như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)