Vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

2.2 Hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2004-2007

2.2.1.1 Vốn huy động

™ Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ khách hàng của VCB trong giai đoạn 2004- 2007 trung bình là 18%, thấp hơn giai đoạn trước (1997 – 2003 tăng trưởng trung bình 25%). Tốc độ tăng trưởng này cũng thấp hơn mức tăng chung của một số NH cùng quy mơ (ví dụ BIDV) và của tồn thị trường. Điều này chứng tỏ thị phần huy động vốn của VCB đang bị thu hẹp. Cách đây một thập kỷ, vào những năm 1997-2000, thị phần huy động của VCB là trên 30%, sang giai đoạn 2000-2003 tỷ lệ này là 25%, đến giai đoạn 2004 - 2007 chỉ cịn trên dưới 15%, và cĩ dấu hiệu giảm sút rõ rệt qua từng năm (xem

thị phần là do cạnh tranh của hệ thống NH, đặc biệt là sự bùng nổ hoạt động của các NHTM cổ phần với mức tăng trưởng trên 50%, cá biệt cĩ những NH cĩ mức tăng trưởng trên 100% như Sacombank (tăng 120.7%) trong năm 2007 (xem phụ lục 4).

™ Về cơ cấu vốn huy động

Thành phần vốn huy động từ khách hàng bao gồm tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đĩ: tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 60% - 65%; của tiết kiệm từ 30% - 35% (xem bảng 2.3). Trong danh sách các khách hàng tổ chức của VCB, cĩ mặt rất nhiều các Tổng cơng ty, tập đồn lớn. Đây là một lợi thế của NH trong việc cung cấp các dịch vụ bán buơn (ở một số NHTMCP, tỷ lệ huy động từ các tổ chức và cá nhân chỉ chiếm 30%).

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn huy động

Đơn vị tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 88,503 108,312 (%) 119,780 145,438 (%) 1. Xếp theo loại KH Tổ chức kinh tế 50,705 57.3% 66,899 61.8% 69,038 57.6% 95,745 65.8%

Tiết kiệm từ dân cư 31,977 36.1% 35,692 33.0% 40,293 33.6% 43,552 29.9%

Phát hành GTCG 2,140 2.4% 3,114 2.9% 7,406 6.2% 1,846 1.3%

Vốn chuyên dùng 3,681 4.2% 2,607 2.4% 3,043 2.5% 4,295 3.0%

2. Xếp theo loại tiền

VND 37,438 42.3% 45,035 41.6% 58,984 49.2% 73,040 50.2% Ngoại tệ 51,065 57.7% 63,277 58.4% 60,796 50.8% 72,397 49.8% 3. Xếp theo kỳ hạn Khơng kỳ hạn 47,251 53.4% 59,844 55.3% 51,024 42.6% 76,283 52.5% Kỳ hạn dưới 12tháng 27,613 31.2% 20,469 35.4% 38,570 32.2% 37,648 25.9% Kỳ hạn trên 12 tháng 13,325 15.4% 10,156 9.3% 24,490 25.2% 31,507 21.7%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2004-2007 của VCB

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ tổ chức kinh tế là trên 30% (riêng năm 2006 tỷ lệ này là 3.2%, lý do một số tổng cơng ty chuyển một lượng vốn khá lớn từ tiền gửi kỳ hạn sang mua chứng chỉ tiền gửi, vì thế mức độ tăng trưởng của của giấy tờ cĩ giá năm 2006/2005 lên tới 137%). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ tiết kiệm của NH khá thấp (bình quân trên dưới 11%), thấp hơn mức huy động của tồn thị trường (từ 20Ỵ 30%) và thấp hơn rất nhiều so với các NHTMCP khác (cĩ tốc độ tăng từ 50%Ỵ 100%) và cĩ xu hướng ngày càng giảm (xem bảng 2.4).

36

Bảng 2.4 Tăng trưởng vốn huy động

Chỉ tiêu 2005/2004 2006/2005 2007/2006

Tổng vốn huy động 22.4% 10.6% 21.7%

1. Xếp theo loại KH

Tổ chức kinh tế 31.9% 3.2% 39.1%

Tiết kiệm từ dân cư 11.6% 12.9% 8.1%

Phát hành GTCG 45.5% 137.8% -75.1%

Vốn chuyên dùng -29.2% 16.7% 41.1%

2. Xếp theo loại tiền

VND 20.3% 31.0% 24.3% Ngoại tệ 23.9% -3.9% 19.1% 3. Xếp theo kỳ hạn Khơng kỳ hạn 26.7% -14.7% 52.8% Kỳ hạn dưới 12 tháng -25.9% 88.4% -6.0% Kỳ hạn trên 12 tháng -23.8% 141.1% 28.7%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm 2004-2007 của VCB

− Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Với lợi thế là một NH thanh tốn quốc tế hàng đầu, VCB được xem là một trung tâm thanh tốn về ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và định chế tài chính. Tuy nhiên qua thời gian, lợi thế này đang dần bị mất đi, những năm đầu thế kỷ 2000-2001, tỷ trọng vốn ngoạt tệ lên tới 70%, tới năm 2004 tỷ lệ này là 58% và đến thời điểm hiện tại là 49.7% (bảng 2.4a). Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng vốn huy động VND là 24%- 31%/năm, vốn ngoại tệ cĩ tốc độ tăng trưởng chậm hơn (tăng 19%) (riêng năm 2006 giảm 3.9%).

− Xét theo yếu tố kỳ hạn thì tỷ lệ tiền gửi theo kỳ hạn tại VCB khá ổn định, ở mức 52% khơng kỳ hạn – 48% cĩ kỳ hạn. Như vậy, nếu so với một số NH khác, tỷ lệ tiền gửi khơng kỳ hạn tại VCB khá cao (tại ACB, Sacombank tỷ lệ này là 15%). Nguồn vốn trung dài hạn cịn chiếm tỷ lệ khiêm tốn, cao nhất là năm 2006 là 25%, nhưng cĩ xu hướng tăng dần qua thời gian. Ta biết rằng, huy động tiền gửi khơng kỳ hạn là loại vốn huy động với chi phí thấp nhất, nhưng cũng khơng ổn định. Với cơ cấu vốn huy động như trên sẽ VCB sẽ bị hạn chế trong việc mở rộng cho vay trung dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)