Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore

Một phần của tài liệu Microsoft word luan van to huyen anh k15 phat trien NHBL tai BIDV hoan thien theo yeu cau HD 1 chuyen powerball (Trang 36)

1.2 .Hoạt động ngân hàng bán lẻ

1.4 Kinh nghiệm phát triển dịchvụ NHBL của một số nước trong khu vực

1.4.2 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore

Ngân hàng Standard Chartered là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Châu Á và đã tiên phong trong việc phân bổ vốn đầu tư cho bên thứ ba nhằm thành lập những liên minh hùng hậu để cung cấp SPDV ngân hàng, điều này đã tạo nên lợi thế về thị phần so với các ngân hàng có cùng quy mơ.

Ngồi ra thành cơng của ngân hàng này trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ nhờ vào những kinh nghiệm sau :

- Tận dụng và khai thác sự phát triển của công nghệ vào phát triển hoạt động NHBL như : thành lập kênh phân phối tự động như máy nhận tiền gửi , dịch vụ ngân hàng qua Internet…

- Hệ thống chi nhánh rộng lớn tạo điều kiện đưa SPDV ngân hàng đến gần khách hàng và tăng thị phần tại Singapore.

1.4.3 Kinh nghiệm của Union Bank tại Philippine:

Ngân hàng Union là một ngân hàng đa năng tại Philippine và thành công của ngân hàng này cũng bắt đầu từ việc sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh NHBL thay vì tăng trưởng qua việc mở thêm chi nhánh là một phương pháp rất tốn kém và khó đạt được kết quả trong phạm vi thời gian eo hẹp.

Union cũng là ngân hàng đầu tiên tại Philippine cho phép người gửi tiền tiếp cận số dư tiền gửi, thanh toán trực tuyến và sử dụng các SPDV ngân hàng qua Internet. Ngồi ra Union cịn khai thác các dịch vụ ngân hàng điện tử khác như : chuyển tiền điện tử từ Union Bank đến bất cứ ngân hàng nào trong nước, triển khai hệ thống thanh toán séc điện tử, thanh toán và giao nộp hoá đơn điện tử…

Union đã thực hiện thành công việc thay đổi chiến lược marketing cổ điển không theo chu kỳ sang chiến lược marketing theo các dòng sản phẩm đưa ra thị trường, tập trung đầu tư vào việc xây dựng ngân hàng và gia tăng chất lượng phucï vu.ï

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam:

Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng điển hình trong khu vực trong lĩnh vực phát triển DV NHBL , ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam như sau :

- Để phát triển DV NHBL tại Việt Nam cần phải có chiến lược, định hướng phát triển mạng lưới phù hợp , thuận thiện cho việc cung cấp SPDV đến tận tay khách hàng. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cần phải thực hiện việc đánh giá lại hiệu quả của các điểm giao dịch nhằm cắt giảm các điểm hoạt động khơng hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí.

- Cần phải xem trọng và đầu tư vào yếu tố công nghệ , đây là một phần tất yếu cần phải có trong chiến lược và lộ trình phát triển DV NHBL của bất kỳ một NHTM nào. Luôn ứng dụng công nghệ hiện đại vào các SPDV ngân hàng để mang lại sự tiện ích cho khách hàng.

- Đa dạng hoá các SPDV NHBL để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tập trung nâng cao chất lượng phục vụ

- Xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu và tập trung chăm sóc đặc biệt đối vơi khách hàng có thu nhập cao.

- Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm gây dựng thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Dựa trên khái niệm và những hoạt động chung của một NHTM cũng như từ khía cạnh sản phẩm – dịch vụ đặc trưng của ngân hàng bán lẻ, chúng ta đã có được một cái nhìn khái qt cơ sở lý luận và xu hướng phát triển tất yếu của các NHTM trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của hệ thống NHTM Việt Nam với những kết quả đạt được cũng như những hạn chế đã minh chứng rằng mọi ngân hàng đều đã nhận thấy hướng phát triển theo hình thức ngân hàng bán lẻ là xu hướng phát triển chung của thời đại. Tuy nhiên, để định hướng cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp cho ngân hàng mình để thực hiện xu hướng chung đòi hỏi mỗi ngân hàng phải nghiên cứu để nắm rõ tiềm lực lẫn thực lực của mình, nắm bắt thị hiếu khách hàng, học hỏi những kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngồi, từ đó vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận từ chương 1, chương 2 này đi vào phân tích thực trạng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về hoạt động kinh doanh nói chung và về tình hình phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng trong thời gian gần đây nhằm tạo cơ sở để xây dựng những biện pháp cụ thể trong chương sau.

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Trãi qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chuyên cấp phát BIDV đã trở thành một trong những NHTM quốc doanh lớn của Việt Nam, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam với mạng lưới

kênh phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam và đang hướng mạnh ra các thị trường Quốc tế.

Sự trưởng thành và quá trình phát triển của BIDV được thể hiện qua các mốc thời gian sau:

- Ngày 24/06/1981 – đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc NHNN Việt Nam) với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

- Ngày 14/11/1990 – đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chức năng của BIDV trong giai đoạn này được thay đổi cơ bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, BIDV còn huy động vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

- Năm 1996 – được thành lập lại dưới hình thức Tổng cơng ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó BIDV chính thức chuyển sang kinh doanh với loại hình Ngân hàng đa năng, tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như các NHTM khác.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của BIDV.

Hiện nay BIDV đã hồn thành đề án chuyển đổi mơ hình tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2010 nhằm tạo lập mơ hình tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật; phù hợp đặc điểm môi trường kinh doanh của

Việt Nam đồng thời đáp ứng mơ hình NHTM theo thơng lệ, chuẩn mực quốc tế góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh với mục tiêu đưa BIDV trở thành NHTM chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo thơng lệ quốc tế và ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đơng Nam Á.

Mơ hình tổ chức mới gồm 34 Ban,Trung tâm và tách theo 7 khối chức năng tại Hội sở chính : Khối ngân hàng bán bn (4 Ban), Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới(3 Ban), Khối vốn và kinh doanh vốn (1 Ban) ,Khối quản lý rủi ro (3 ban), Khối tác nghiệp (3 Ban), Khối tài chính-kế tốn (3 Ban) và Khối hỗ trợ (16 Ban và Trung tâm).

Tại các đơn vị thành viên gồm 108 chi nhánh được sắp xếp , điều chỉnh chức năng các Phòng/Tổ theo 5 khối bao gồm : Khối quan hệ khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc.

Việc chuyển đổi theo mơ hình tổ chức mới thực hiện được mục tiêu chuyển đổi từ mơ hình ngân hàng truyền thống sang mơ hình ngân hàng hiện đại, đa năng định hướng mở rộng bán lẻ, tạo nền tảng cho việc tập trung hoá hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Hội sở chính; đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro theo nguyên tắc tách bạch giữa ba chức năng : kinh doanh ( front office), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp ( back office).

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Trong thời gian gần đây, tình hình thị trường Việt Nam có nhiều diễn biến

phức tạp. Đặc biệt là trong năm 2008 có thể được xem là một năm lịch sử với nhiều biến động ngược chiều liên tiếp: đầu tiên là sự leo thang kịch tính của chỉ số giá cả trong 8 tháng đầu năm, tiếp theo là giảm phát và đình trệ từ ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu nghiêm trọng vào những tháng cuối năm.

Trước những biến động đó, hoạt động của BIDV trong suốt thời gian qua cũng

đã khơng tránh khỏi những khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động của BIDV cũng đã đạt được những kết quả rất khả quan, đó là

đạt qui mơ tăng trưởng cao, hợp lý, đảm bảo giữ được vị thế, thị phần trên thị trường tài chính – tiền tệ, đồng thời góp phần đắc lực trong việc thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ.

2.2.1. Vốn và tài sản

HÌNH 2.1: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA BIDV

(Đvt: tỷ đồng) 1,658 3,084 3,062 3,150 4,428 8,405 9,969 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Về cơ bản, vốn được xem là chiếc xương sườn của mọi hoạt động của một NHTM. Với một mức vốn lớn sẽ thể hiện năng lực tài chính mạnh của ngân hàng, đồng thời cũng là nền tảng tạo điều kiện để ngân hàng đó khơng những hoạt động một cách ổn định mà cịn có thể phát triển bền vững.

Về vốn chủ sở hữu của BIDV trong thời gian qua liên tục tăng mạnh, nhất là trong năm 2007 và 2008. Cụ thể vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 đạt 9.969 tỷ đồng, tăng 1.564 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu của năm 2007 là 8.405 tỷ đồng, tăng đột biến đến 89,86% so với năm 2006, chủ yếu là do trong năm 2007 BIDV được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ đồng. Qua đó, ta cũng thấy vốn điều lệ của BIDV tăng vọt trong năm 2007 so với những năm còn lại và đã đạt mức 8.755 tỷ đồng vào cuối năm 2008, đưa mức vốn tự có của BIDV lên 19.079 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/07/2009.

HÌNH 2.2: BIỂU ĐỒ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA BIDV

(Đvt: tỷ đồng) 8,755 7,699 4,077 3,867 3,746 2,300 3,971 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tình hình tổng tài sản của BIDV cũng tương tự như những chỉ tiêu khác, cũng tăng đều qua các năm từ mức 117.976 tỷ đồng vào cuối năm 2005 đã tăng hơn 100%, đạt mức 242.316 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008. Theo đó, hệ số an toàn vốn CAR của BIDV ngày càng trở nên lý tưởng hơn với tỷ lệ 8,6% vào

năm 2008, chứng tỏ BIDV đã dần dần duy trì được một mức độ hợp lý giữa vốn tự có và sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

BẢNG 2.1: SỐ LIỆU VỀ TỔNG TÀI SẢN VÀ HỆ SỐ CAR CỦA BIDV CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Tổng tài sản

(Đvt: tỷ đồng) 117.976 158.165 204.992 242.316 Hệ số an toàn vốn CAR

(Đvt: %) 3,4 5,5 6,7 8,6

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007 và 2008 của BIDV)

Với mức vốn và tài sản hiện có, BIDV đã thể hiện là một trong những ngân hàng có qui mơ vốn lớn cũng như tiềm lực tài chính mạnh trong hệ thống

NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài, các tập đồn tài chính trên thế giới thì qui mơ này vẫn cịn q nhỏ bé. Đặc biệt là BIDV đã và đang định hướng phát triển thành một tập đồn tài chính điển hình của Việt Nam do vậy qui mô vốn là một trong những thách thức lớn mà BIDV phải đối mặt.

2.2.2. Hoạt động huy động vốn

Do những diễn biến phức tạp của thị trường dẫn đến tình hình huy động vốn của BIDV trong thời gian qua cũng có những biến động mạnh nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng đều qua các năm với tốc độ bình quân 28,19% qua các năm từ năm 2002 đến năm 2008. Trong đó mức tăng trưởng trong năm 2008 là ấn tượng nhất với con số 48,18% so với năm 2007 đạt 200.539 tỷ đồng mặc dù thị trường huy động vốn đầu năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn với lượng tiền gửi liên tục sụt giảm trong khi lãi suất huy động của các NHTM liên tục tăng.

HÌNH 2.3: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV (Đvt: tỷ đồng) (Đvt: tỷ đồng) 46,115 59,910 67,262 85,747 106,496 135,336 200,539 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Đạt được thành quả khích lệ này là do BIDV ln thực hiện chính sách linh hoạt trong huy động vốn. Ngồi những hình thức huy động thơng thường, BIDV thường xuyên triển khai những đợt phát hành giấy tờ có giá với lãi suất hấp dẫn và hình thức rút gốc linh hoạt, triển khai các sản phẩm huy động với kỳ hạn đa dạng, lãi suất phân tầng theo số dư (như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm ổ trứng vàng, v.v…).

Trong năm 2008, BIDV triển khai thành công sản phẩm tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giải thưởng giá trị lớn đã huy động được 8.200 tỷ đồng; phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn với lãi suất cao, được thanh toán trước hạn linh hoạt hưởng lãi suất rút trước hạn theo thời gian thực gửi được nhiều khách hàng ưu chuộng,tổng doanh số của 5 đợt phát hành trong năm đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; bên cạnh đó BIDV cịn triển khai chương trình tiết kiệm an sinh xã hội vì người nghèo trong tồn hệ thống, đã được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các tổ chức lẫn dân cư với mức ủng hộ huy động được đạt 1.966 tỷ đồng.

BẢNG 2.2: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV (Đvt: phần trăm) (Đvt: phần trăm) CHỈ TIÊU 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Cơ cấu khách hàng - Dân cư 49% 38% 30% - Định chế tài chính 16% 18% 19% - TCKT 35% 44% 51%

Cơ cấu loại tiền

- VNĐ 81% 84% 79% - Ngoại tệ 19% 16% 21% Cơ cấu kỳ hạn - Không kỳ hạn 27% 36% 29% - Ngắn hạn 31% 25% 46% - Trung dài hạn 42% 39% 25%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 và Báo cáo kết quả huy động vốn năm 2008 của BIDV)

Trong cơ cấu huy động vốn của BIDV cũng đã có sự thay đổi lớn theo hướng tích cực. Về cơ cấu khách hàng, mặc dù số dư huy động từ dân cư đến cuối năm

2008 đạt ở mức 58.872 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007, nhưng tỷ trọng huy động từ dân cư lại giảm so với năm 2007 do tốc độ tăng trưởng từ dân cư thấp hơn của định chế tài chính và TCKT. Số dư của các TCKT đạt 104.499 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2007 trong khi số dư huy động từ các định chế tài chính là 37.168 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007 chủ yếu do nguồn huy động từ thị trường tài chính ngày càng phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều hơn những công ty chứng khốn, quỹ đầu tư, cơng ty tài chính, v.v…

Về cơ cấu loại tiền, huy động vốn VNĐ trong năm 2008 đạt 158.595 tỷ đồng, tăng 21,8% (tăng 28.340 tỷ đồng) so với 31/12/2007, trong khi huy động ngoại tệ đạt 2.474 triệu USD, tăng 55,7% (tăng 885 triệu USD) so với 31/12/2007. Tỷ trọng huy động VNĐ từ 84% của năm 2007 giảm còn 79%, ngược lại huy động ngoại tệ lại tăng từ 16,4% ở năm 2007 lên mức 20,7% nguyên nhân là do thời gian gần đây BIDV đã bắt tay thực hiện hợp tác toàn diện với các tập đoàn kinh tế, các tổng công

Một phần của tài liệu Microsoft word luan van to huyen anh k15 phat trien NHBL tai BIDV hoan thien theo yeu cau HD 1 chuyen powerball (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)