(Đvt: phần trăm) CHỈ TIÊU 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Cơ cấu khách hàng - Dân cư 49% 38% 30% - Định chế tài chính 16% 18% 19% - TCKT 35% 44% 51%
Cơ cấu loại tiền
- VNĐ 81% 84% 79% - Ngoại tệ 19% 16% 21% Cơ cấu kỳ hạn - Không kỳ hạn 27% 36% 29% - Ngắn hạn 31% 25% 46% - Trung dài hạn 42% 39% 25%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 và Báo cáo kết quả huy động vốn năm 2008 của BIDV)
Trong cơ cấu huy động vốn của BIDV cũng đã có sự thay đổi lớn theo hướng tích cực. Về cơ cấu khách hàng, mặc dù số dư huy động từ dân cư đến cuối năm
2008 đạt ở mức 58.872 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007, nhưng tỷ trọng huy động từ dân cư lại giảm so với năm 2007 do tốc độ tăng trưởng từ dân cư thấp hơn của định chế tài chính và TCKT. Số dư của các TCKT đạt 104.499 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2007 trong khi số dư huy động từ các định chế tài chính là 37.168 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007 chủ yếu do nguồn huy động từ thị trường tài chính ngày càng phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều hơn những công ty chứng khốn, quỹ đầu tư, cơng ty tài chính, v.v…
Về cơ cấu loại tiền, huy động vốn VNĐ trong năm 2008 đạt 158.595 tỷ đồng, tăng 21,8% (tăng 28.340 tỷ đồng) so với 31/12/2007, trong khi huy động ngoại tệ đạt 2.474 triệu USD, tăng 55,7% (tăng 885 triệu USD) so với 31/12/2007. Tỷ trọng huy động VNĐ từ 84% của năm 2007 giảm còn 79%, ngược lại huy động ngoại tệ lại tăng từ 16,4% ở năm 2007 lên mức 20,7% nguyên nhân là do thời gian gần đây BIDV đã bắt tay thực hiện hợp tác toàn diện với các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty có nguồn thanh tốn ngoại tệ lớn và thường xun như tập đồn dầu khí, cơng ty liên doanh dầu khí Vietsopetro, v.v… vì vậy nguồn huy động ngoại tệ của BIDV tăng mạnh trong khi lãi suất VNĐ giảm mạnh vào những tháng cuối năm 2008 so với thời gian trước nên nguồn huy động VNĐ có tăng nhưng tốc độ tăng lại khơng bằng nguồn ngoại tệ.
Về cơ cấu kỳ hạn, huy động vốn không kỳ hạn và trung dài hạn giảm mạnh trong khi huy động vốn ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2008 chủ yếu là do lãi suất huy động vốn của BIDV nói riêng và của thị trường nói chung liên tục biến động nên đã tác động đến tâm lý khách hàng ưa thích kỳ hạn ngắn để theo dõi, chờ lãi suất tăng hơn , ngồi ra BIDV cũng phịng ngừa rủi ro lãi suất nên áp dụng chính sach hạn chế huy động kỳ hạn dài.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của BIDV trong thời gian qua luôn đạt mức tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, về thị phần huy động vốn của BIDV trên thị trường trong năm 2008 lại giảm nhẹ từ mức 13,2% trong năm 2007 xuống còn 12,8%. Nguyên nhân là do nhiều NHTM cổ phần mới thành lập, đồng thời các NHTM hiện hữu có nhu cầu mở rộng hoạt động nhằm phù hợp với yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu, tăng cường cạnh
tranh trong huy động vốn mà chủ yếu là cạnh tranh về lãi suất. Mặt khác, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam với lợi thế về tài
chính, kinh nghiệm và cơng nghệ cũng khiến thị phần của các NHTM quốc doanh sụt giảm.
2.2.3. Hoạt động tín dụng
Cùng với sự tăng trưởng liên tục của hoạt động huy động vốn, dư nợ tín dụng của BIDV cũng tăng trưởng với tốc độ bình quân là 19,28% trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008. Riêng năm 2008, dư nợ tín dụng tăng trưởng là 26,5% so với năm 2007 với số dư nợ cuối kỳ đạt 149.419 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng tín dụng như trên BIDV đã đạt mức tăng trưởng cao hơn so vơi các NHTM quốc doanh khác là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (20%), Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (20%). Thị phần tín dụng của BIDV trên thị trường năm 2008 là 12,9%, tăng 0,9% so với năm 2007 (là 12%).
HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA BIDV
(Đvt: tỷ đồng) 52,250 59,173 67,244 79,383 93,453 118,119 149,419 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nếu phân tích dư nợ của BIDV theo kỳ hạn, chúng ta có thể nhận thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ, từ 57% vào năm 2005 và 2006 đến 60% vào năm 2007 và đạt tỷ trọng 62% vào năm 2008, tương ứng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có phần sụt giảm mặc dù số liệu tuyệt đối về dư nợ có tăng. Ngồi ra, tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ của năm 2008 đạt 20,1%, nếu tính cả các khoản dư nợ cho vay VNĐ hốn đổi sang USD thì tỷ trọng này đạt đến 21,7%. Đây là một thành công của BIDV trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời cũng góp phần gia tăng nguồn thu nhập từ phí dịch vụ.
BẢNG 2.3: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO KỲ HẠN CỦA BIDV
(Đvt: tỷ đồng)
CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Dư nợ ngắn hạn 46.042 52.801 71.108 93.028 Dư nợ trung dài hạn 33.341 40.652 47.011 56.391
TỔNG DƯ NỢ 79.383 93.453 118.119 149.419
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 và năm 2008 của BIDV)
Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV trong thời gian qua cũng đã có những chuyển biến theo đúng định hướng kinh doanh mà BIDV đã đặt ra. Một số ngành mà BIDV ưu tiên tập trung đầu tư như điện, xi măng, đầu tư cơ sở hạ tầng, chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản, thu mua lúa gạo, cà phê xuất khẩu, v.v… đều tăng trường.
BẢNG 2.4: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ CỦA BIDV (Đvt: tỷ đồng) (Đvt: tỷ đồng) NĂM 2007 NĂM 2008 CHỈ TIÊU DƯ NỢ TRỌNG TỶ DƯ NỢ TRỌNG TỶ Ngành điện 9.096 7,7% 10.860 7,3% Ngành xi măng 4.721 4,0% 9.670 6,5% Cho vay bất động sản 7.308 6,2% 8.350 5,6% Ngành dầu khí 1.760 1,5% 3.250 2,2% Ngành than 1.013 0,9% 1.673 1,1% Ngành thép 3,894 3,3% 6.140 4,1%
Ngành cơng nghiệp đóng tàu 2.100 1,8% 3.604 2,4%
Ngành viễn thông 608 0,5% 523 0,4%
Ngành dệt may 3.136 2,7% 3.455 2,3%
Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng 2.619 2,2% 2.978 2,0% Ngành chế biến gỗ xuất khẩu 2.754 2,3% 3.930 2,6%
Ngành xây lắp 20.267 17,2% 21.182 14,2%
Thu mua lúa gạo xuất khẩu 1.150 1,0% 1.430 1,0% Ngành chế biến cà phê xuất khẩu 910 0,8% 1.260 0,8% Chế biến thủy hải sản xuất khẩu 2.462 2,1% 3.150 2,1% Tín dụng bán lẻ, cá nhân 17.033 14,4% 16.141 10,8%
Ngành khác 37.288 31,4% 51.823 34,6%
TỔNG 118.119 100% 149.419 100%
(Nguồn: Báo cáo cơng tác tín dụng năm 2008 của BIDV)
Về chất lượng tín dụng : mặc dù trong thời gian gần đây tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng, BIDV đã nổ lực áp dụng
mọi biện pháp kiểm sốt chất lượng tín dụng và đã đạt được kết quả khả quan, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2008 chỉ còn 2,04%, giảm 1,25% so với 31/12/2007, tổng nợ quá hạn là 1.788 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,19% tổng dự nợ.
BẢNG 2.5: PHÂN LOẠI DƯ NỢ THEO NHÓM CỦA BIDV
(Đvt: tỷ đồng)
31/12/2006 31/12/2007 31/12/ 2008 CHỈ TIÊU
DƯ NỢ TRỌNGTỶ DƯ NỢ TRỌNG TỶ DƯ NỢ TRỌNGTỶ
1. Nợ đủ tiêu chuẩn 52.011 55,65% 89.124 75,45% 118.398 79,24% 2.Nợ cần chú ý 32.753 35,05% 25.112 21,26% 27.970 18,72%
3. Nợ xấu 8.689 9,30% 3.883 3,29% 3.051 2,04%
- Nợ dưới tiêu chuẩn 6.231 6,67% 2.606 2,21% 1.928 1,29% - Nợ nghi ngờ 333 0,36% 212 0,18% 203 0,14% - Nợ không thu hồi được 2.125 2,27% 1.065 0,90% 920 0,61%
TỔNG DƯ NỢ 93.453 100% 118.119 100% 149.419 100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 và Báo cáo chất lượng tín dụng năm 2008 của BIDV)
Nhìn chung, chất lượng tín dụng của BIDV được cải thiện trong thời gian qua chủ yếu là do BIDV đã tập trung thực hiện thu nợ vay chứng khoán, thắt chặt cho vay bất động sản, cơ cấu lại các khoản nợ gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới theo chủ trương của Chính phủ, tập trung thu nợ xấu trong bảng, đồng thời gắn với đánh giá định hạng doanh nghiệp, cho vay có chọn lọc, kiểm sốt chặt chẽ tăng cường gắn với chất lượng tín dụng.
2.2.4. Hoạt động đầu tư
Đối với hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh của BIDV trong thời gian qua cũng đã có những chuyển biến mạnh mẽ cùng những điều chỉnh kịp thời và
đúng hướng theo chỉ đạo của Chính phủ. Một số dự án trọng điểm Chính phủ giao cho BIDV chủ trì đã được triển khai như Dự án BOT Sài Gòn – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, sân bay Cam Ranh, sân bay Long Thành, thủy điện Việt – Lào, nhiệt điện Nhơn Trạch 2, dự án BIDV International Hongkong, ký kết hợp đồng mua máy bay Boeing, Airbus, ATR 72-500 theo chỉ đạo của Chính phủ để cho thuê lại, v.v… Qua đó có thể khẳng định hoạt động đầu tư của BIDV khơng chỉ góp phần đa dạng hóa danh mục tài sản có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động của ngân hàng phù hợp với việc chuyển đổi mơ hình của BIDV mà cịn hướng tới góp phần phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
2.2.5. Hoạt động dịch vụ
Năm 2008 kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao làm cho năng lực sản xuất và năng lực tài chính của các doanh nghiệp suy giảm, tình hình này đã ảnh hưởng đến công tác phát triển dịch vụ ngân hàng. Mặt khác năm 2008 cũng là năm các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường dịch vụ ngân hàng bằng cách tung ra nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới, tập trung phát triển các dịch vụ bán lẻ hướng tới khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Tuy tình hình kinh tế khó khăn và mức độ cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng nhưng BIDV đã có sự phát triển vượt trội tồn diện về hoạt
động kinh doanh dịch vụ. Với mức thu dịch vụ rịng tồn hệ thống đến 31/12/2008 đạt 1.850 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với 31/12/2007 và tăng 304% so với 31/12/2006, BIDV đã trở thành ngân hàng có mức thu dịch vụ cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
HÌNH 2.5: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG THU DỊCH VỤ RÒNG CỦA BIDV (Đvt: tỷ đồng) (Đvt: tỷ đồng) 1,850 807 459 0 500 1,000 1,500 2,000 2006 2007 2008
Ngoài ra, giai đoạn này cũng đã đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẻ của các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng kể cả về doanh thu và chất lượng sản phẩm. Các dịch vụ thế mạnh của BIDV như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế tiếp tục phát huy lợi thế mới mức tăng trưởng đạt trên 50% so với năm 2007.Các dịch vụ ngân hàng điện tử (e-Banking) cũng có bước phát triển khá cao với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng với hơn 16.000 khách hàng sử dụng dịch vụ BIDV - Direct Banking và trên 140.000 khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh thẻ cũng đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ và thu hút khối lượng khách hàng sử dụng thẻ khá lớn.
Trong năm 2008, BIDV đã đứng thứ 5 về số lượng thẻ phát hành với hơn 1,5 triệu thẻ, chiếm 13% thị phần về hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trường Việt Nam. Tổng số máy ATM trên toàn quốc gần 1.000 máy và số lượng POS của BIDV đạt gần 900 máy. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, BIDV đã thực hiện kết nối thành cơng hệ thống thanh tốn thẻ với 14 NHTM trong nước thông qua hệ thống Banknetvn và Smartlink. Đồng thời, bên cạnh việc phát triển thẻ nội địa,
BIDV cũng đã tiến hành liên kết phát hành thẻ ghi nợ Visacard. Đây là nền tảng quan trọng để BIDV phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai.
Đặc biệt trong năm 2008, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã có bức phá ngoạn
mục với khoản thu từ hoạt động này tăng gần 8 lần so với năm 2007 với doanh số giao dịch đạt trên 17 tỷ USD. Đạt được kết quả này là do BIDV đã
chủ động nghiên cứu nắm bắt kịp thời, phản ứng nhanh nhạy với tín hiệu thị trường, đưa ra những quyết sách phù hợp, chính xác và tận dụng được những cơ hội để nâng cao kết quả kinh doanh ngoại tệ của BIDV.
BẢNG 2.6: KẾT QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ THEO DÒNG SẢN PHẨM
(Đvt: tỷ đồng)
NĂM 2007 NĂM 2008 TĂNG TRƯỞNG LOẠI HÌNH
DỊCH VỤ Số liệu trọng Tỷ Số liệu trọng Tỷ Tăng/Giảm %
Thu dịch vụ thanh toán
và tài trợ thương mại 324,6 40,2% 428,0 23,2% 103,4 31,9% Thu dịch vụ bảo lãnh 280,3 34,7% 467,6 25,2% 187,3 66,8% Thu dịch vụ kinh
doanh tiền tệ 154,1 19,1% 809,0 43,6% 654,9 425,0%
Sản phẩm phái sinh - - 18,6 1,0% 18,6 100%
Thu kinh doanh thẻ 14,3 1,8% 18,5 1,0% 4,2 29,4% Thu dịch vụ ngân quỹ 17,1 2,1% 16,8 0,9% (0,3) (1,8%)
Phí tín dụng - - 31,8 1,7% 31,8 100%
Thu khác 16,7 2,1% 63,7 3,4% 47,0 281,4%
TỔNG THU
DỊCH VỤ RÒNG 807,1 100% 1.854,1 100% 1.047 -
Mặc dù trong thời gian qua, BIDV đã có những bước tiến lớn trong hoạt động phát triển dịch vụ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới có hàm lượng cơng nghệ cao còn nhiều lúng túng, thời gian nghiên cứu và triển khai sản phẩm dài nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; các sản phẩm phát triển còn dàn trãi, chưa có định hướng rõ ràng, chưa có sản phẩm mang tính riêng biệt của BIDV; hoạt động marketing chưa chuyên nghiệp, chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể để triển khai hoạt động này một cách thống nhất, hiệu quả.
2.2.6. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Dựa trên tốc độ tăng trưởng của từng mảng hoạt động, kết quả kinh doanh của BIDV trong những năm gần đây cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận trước thuế của BIDV trong năm 2006 là 650 tỷ đồng, tăng lên 2.112 tỷ đồng vào năm 2007 và đạt 2.428 tỷ đồng trong năm 2008.
HÌNH 2.6: BIỂU ĐỒ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA BIDV
(Đvt: tỷ đồng) 260 650 2,112 2,428 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2005 2006 2007 2008
Số liệu thực tế cho thấy lợi nhuận trước thuế của BIDV trong năm 2008 chỉ tăng 316 tỷ đồng so với năm 2007, thấp hơn mức tăng trưởng so với những năm
trước đó, nguyên nhân là do năm 2008 là năm có nhiều khó khăn từ môi trường kinh doanh, mặt bằng lãi suất tăng cao và biến động bất thường, matë khác BIDV là ngân hàng tiên phong thực hiện điều chỉnh hạ lãi suất cho vay cho phù hợp với diễn biến của thị trường từ mức lãi suất 21% xuống còn 10% nhằm hỗ trợ khách hàng theo định hướng của Chính phủ, từ đó gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng của BIDV, làm giảm sút so với tiềm năng thực tế. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các chỉ số ROA và ROE của BIDV trong năm 2008 vẫn duy trì ở mức năm 2007 hoặc giảm nhẹ vì tổng tài sản và vốn tự có của BIDV ln có xu hướng tăng mạnh liên tục trong khi lợi nhuận lại tăng không đáng kể.
BẢNG 2.7 : CÁC CHỈ TIÊU VỀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA BIDV QUA CÁC NĂM QUA CÁC NĂM
Tuy nhiên, về tổng thể với mức lợi nhuận đạt được trong thời gian qua đã luôn đảm bảo các giới hạn an toàn về trạng thái ngoại tệ, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán và đầu tư tiền gửi trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo cơ cấu giới hạn tài sản nợ, tài sản có, đáp ứng các chỉ số về khả năng sinh lời theo mục tiêu mà BIDV đã đề ra, góp phần vẽ nên một bức tranh tài chính vững mạnh, từng bước chuẩn bị cho q trình cổ phần hóa đang diễn ra của BIDV.
Tỷ suất NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
sinh lời
ROA 0.04 0.11 0.39 0.84 0.75
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM