Ngân hàng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 30 - 31)

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ

1.3.2 Ngân hàng của Trung Quốc

Để phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra quy định:

(i) Bộ phận tín dụng của các Ngân hàng thương mại phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu nhập thơng tin để phân loại, thiết lập và hồn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại.

(ii) Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hồn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp;

(iii) Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại;

(iv) Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng;

(v) Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất, theo đó, các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ nhóm 2: nợ cần chú ý, nợ nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ, nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn. Trong đó, nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu.

Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm:

(1) Dự phịng chung: được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng;

(2) Dự phịng cụ thể: vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, ngân hàng thương mại trích lập dự phịng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%, nhóm 2: 2%, nhóm 3: 25%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%.

Khi phân loại các khoản tín dụng, các ngân hàng thương mại Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ, dịng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại, . . . Trong đó, việc phân loại nợ chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn vốn trả nợ thứ yếu.

Đối với các khoản cho vay mới, ngân hàng thương mại xem xét lịch sử giao dịch, uy tín trả nợ của khách hàng với các ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập, thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đơng. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)