ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73 - 75)

− Ngân hàng Nhà nước cần có một quy định chung về quản trị ngân hàng cho hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, trong đó bổ sung thêm ủy ban đề cử, ủy ban lương thưởng trong cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng; quy định bắt buộc về sự tham gia của các thành viên độc lập, khơng có quan hệ kinh tế với ngân hàng trong các ủy ban thuộc Hội đồng quản trị; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban điều hành tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp tổ chức tín dụng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

− Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 8/2007/QĐ - NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ có một số điểm chưa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ.

− Về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng: cần phải có quy định áp dụng riêng cho hoạt động hợp nhất (ngân hàng và toàn bộ các pháp nhân trực thuộc) và hoạt động của riêng ngân hàng. Xem xét lại tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vì tỷ lệ này khơng phát huy tác dụng trong thời gian qua; cách xác định tỷ lệ này cũng chưa phù hợp (việc xác định cho vay trung và dài hạn dựa vào thời gian gốc ban đầu của khoản cho vay, trong khi thời gian vay của nhiều khoản vay trung, dài hạn chỉ còn lại dưới 12 tháng); để duy trì tỷ lệ này, nhiều ngân hàng đã phải cơ cấu lại tài sản và công nợ của mình bằng cách vay dài hạn từ tổ chức tín dụng nước ngồi và gửi lại chính tổ chức tín dụng đó dưới hình thức tiền gửi ngắn hạn. Nên bổ sung thêm tỷ lệ tài sản thanh toán tối thiểu trên tổng tài sản và áp dụng linh hoạt theo điều kiện thị trường; bổ sung

vào giới hạn góp vốn mua cổ phần theo tỷ lệ biểu quyết của tổ chức tín dụng trong tổ chức kinh tế khác và giới hạn mức góp vốn tối đa của tổ chức tín dụng vào một tổ chức kinh tế.

− Ngân hàng thương mại cần phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức tín dụng, cơ quan Cơng an, của Chính quyền cơ sở, của Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án.

− Ban hành các quy định cụ thể để các ngân hàng thương mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các cơng cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn các nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm và phòng ngừa, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

− Cần cải tiến chương trình thanh tra một cách khoa học, thơng tin phân tích phải kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức nhằm phản ánh đúng bản chất sự việc, để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

− Cần phải đào tạo đội ngủ thanh tra nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức tốt, ln cập nhật thơng tin về chính sách, pháp luật, thị trường kịp thời để thực hiện tốt cơng tác thanh tra và có nhưng nhận định, kết luận chính xác giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động.

− Nâng cao chất lượng cung cấp thơng tin tín dụng (trung tâm tín dụng CIC): Thơng tin CIC cung cấp phải mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thơng tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để các ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết

bị để việc thu thập và cung cấp thơng tin tín dụng được thơng suốt, kịp thời và đào tạo đội ngủ nhân viên có khả năng thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số. Ngồi ra Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp cải tiến thích hợp, cung cấp thơng tin kịp thời và chính xác để các ngân hàng nhận thấy quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin khách hàng. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra quá trình cung cấp thơng tin tín dụng của các ngân hàng và có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng như: không báo cáo, báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai sự thật hoặc không báo cáo thông tin mới cập nhật. Mặt khác, NHNN phải mở rộng thêm đối tượng cần cung cấp thông tin để cung cấp thông tin cả những khách hàng chưa từng quan hệ tín dụng tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

− Cần kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ các luật liên quan tới hoạt động ngân hàng để đảm bảo luật được thực thi đúng và nghiêm túc. Cần có những quy định rõ về dấu hiệu của “chỉ thị ngầm”, “can thiệp của chính quyền các cấp” đối với quyết định cấp tín dụng của NHTM, và các điều khoản phạt kèm.

− Rà soát lại và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán nợ, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ với các tổ chức tín dụng và các khách nợ và sớm chỉnh sửa Quyết định 493 về phân loại nợ theo hướng gần với thông lệ quốc tế hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73 - 75)