Tồn tại trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 45 - 48)

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB

2.3.2 Tồn tại trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB

Chính sách tín dụng thường thay đổi ảnh hưởng đến công tác thực hiện thẩm định khách hàng

Trong thời gian qua chính sách tín dụng thường xuyên thay đổi, cụ thể trong 6 tháng năm 2009, chính sách tín dụng đã thay đổi 3 lần, với những hướng dẫn chưa thực sự chặt chẽ, một số nhân viên không theo kịp, ảnh hưởng đến công tác và chất lượng thẩm định khách hàng.

Chưa thực hiện được một số nội dung trong Basel II để quản lý rủi ro tín dụng

+ Chưa ứng dụng phương pháp chuẩn và phương pháp đánh giá nội bộ của Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng

Để áp dụng được phương pháp chuẩn của Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng hoặc xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng, chứ không áp dụng chung cùng một hệ số rủi ro cho tất cả các khách hàng.

Trong khi phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng của Basel II mà ngân hàng chưa thực hiện được thì việc áp dụng được phương pháp đánh giá nội bộ của Basel II lại càng khó khăn do phải đánh giá rủi ro trên cơ sở nhiều yếu tố như kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác suất vỡ nợ . . .mà ACB thì mới trong quá trình hội nhập nên chưa đủ năng lực để thực hiện.

+ Chưa đáp ứng được các yêu cầu theo Trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II về việc thực hiện minh bạch hóa các thơng tin về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường , cấu trúc rủi ro

Không chỉ ACB mà hầu hết các NHTM công bố thông tin chưa được chuyên nghiệp. Đặc biệt, đối với các thông tin báo cáo quý, nhiều NHTM chỉ đưa ra thông tin báo cáo tài chính của Cơng ty mẹ (trong khi các khoản lãi lỗ của Công ty con không được thể hiện). Ngồi ra, chỉ đưa thơng tin tài chính mà khơng đưa thông tin hoạt động, quản lý . . . Trong khi tại Mỹ, báo cáo Quý và báo cáo năm đưa ra quy định rất chi tiết về các thông tin cần báo cáo, các thông tin này không chỉ bao gồm các thơng tin tài chính mà cịn bao gồm rất nhiều thông tin hoạt động và quản lý bổ ích như Mục “Giải trình và Phân tích của Ban điều hành”. − Chưa thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định tính

Từ trước đến nay chỉ thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định lượng là chủ yếu, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng thực tế; hệ thống thơng tin quản trị cịn yếu, chưa hỗ trợ việc phân tích chất lượng tín dụng; chưa lượng hố được rủi ro tín dụng của các đối tác thanh toán; chưa đánh giá thường

xuyên năng lực cán bộ tín dụng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Quá trình tập hợp, phân tích và xử lý thơng tin tín dụng cịn hạn chế chưa đáp ứng u cầu quản lý rủi ro tín dụng

+ Q trình tập hợp, phân tích và xử lý thơng tin tín dụng tại một số chi nhánh còn sơ sài chưa đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng.

+ Mối liên hệ giữa các cơ quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, các chỉ tiêu kinh tế, các số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội của địa phương cũng như thông tin của các ngành, các lĩnh vực kinh tế chưa được cập nhật thường xuyên.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phịng ban trong q trình cho vay và giám sát khách hàng sau vay.

+ Một số chi nhánh chưa chú trọng thực hiện đúng quy trình cho vay và kiểm tra sau khi cho vay, chưa cập nhật thông tin về khách hàng vay kịp thời nên khi khoản vay có vấn đề khơng đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng cịn hạn chế

+ Mặc dù đã thành lập phòng quản lý rủi ro tín dụng nhưng tại các chi nhánh thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm, địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.

+ Một số chi nhánh chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp hạng tín nhiệm khách hàng để tính khả năng trả nợ khách hàng vay. Chức năng kiểm tra tín dụng độc lập chưa được phát huy và sử dụng hiệu quả.

+ Hệ thống quản lý khách hàng TCBS, CLMS chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên của q trình cấp tín dụng và chương trình cịn bị hạn chế khi truy xuất dữ liệu.

Chất lượng nhân sự tại một số chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng

khơng chun sâu, khả năng đọc hiểu và nắm bắt được các quy trình kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh, các thủ tục pháp lý cần thiết đối với từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau là rất hạn chế. Hầu hết, các cán bộ thẩm định chỉ thẩm định về mặt tài chính của dự án, cịn thẩm định về mặt kỹ thuật cơng nghệ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường cịn nhiều hạn chế. Vì đa số nhân viên tín dụng chỉ có kiến thức kinh tế - tài chính mà chưa được đào tạo theo từng chuyên ngành như ngành xây dựng, thủy sản, lương thực,cao su, vận tải, . . . + Một số nhân viên chưa nắm chắc quy trình nghiệp vụ cho vay nên thẩm định khách hàng chưa chính xác, xử lý thông tin chưa kịp thời dẫn đến đề xuất phương án cho vay không hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)