Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn và tính tốn khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62 - 63)

3.1. ĐỐI VỚI ACB

3.1.2.2 Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn và tính tốn khả năng trả nợ

nợ của khách hàng

− Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng phải đặt mục tiêu an tồn lên trên hết, có những đề xuất nhằm giảm thiểu những thiệt hại có

thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng:

− Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh, đối với những phương án không hợp lý, khơng rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu.

− Khi thẩm định định hồ sơ của khách hàng vay cần phải xem xét vốn tự có của khách hàng, tỷ lệ tham gia vốn tự có và phải chứng minh được nguồn vốn tự có bằng chứng từ và tính hợp lý của chứng từ này. Ngoài ra phải chứng minh được nguồn trả nợ của khách hàng đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ tại ACB và các TCTD khác (nếu có). Khi tính nguồn trả nợ, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lợi của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, lưu ý là khơng nên đưa những nguồn thu nhập bất thường vào. Bên cạnh đó cần đánh giá thêm thông tin ngành, rủi ro kinh tế, điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng vay để dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

− Đối với những khoản vay có giá trị lớn, phức tạp chi nhánh nên đề nghị có sự phối hợp của Trung tâm tín dụng để hỗ trợ chi nhánh trong quá trình thẩm định – phân tích hiệu quả dự án – tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, để phân tích chính xác tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62 - 63)