Ngân hàng của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 31 - 33)

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM CỦA MỘT SỐ

1.3.3 Ngân hàng của Mỹ

Tháng 8 năm 2007, khi hai quỹ phòng hộ (hedge fund) của Bear Stearns, một trong những tập đồn mơi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall, tuyên bố phá sản. Đây là những quỹ đầu tư mạnh vào các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố địa ốc (mortgage-related bonds). Tài sản của một quỹ khác của Bear Stearns bị đóng băng vì những khoản thua lỗ liên quan đến cho vay địa ốc. Khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bắt đầu từ đó, rất nghiêm trọng và lan sang các nước khác, nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu.

416 ngân hàng tại Mỹ thuộc diện có vấn đề. Điều này đã gây áp lực lớn lên Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC). Hiện nay, FDIC đang phải đối mặt với hàng loạt ngân hàng thương mại lâm vào khó khăn. Theo ước tính của FDIC, loạt ngân hàng giải thể lần này sẽ khiến quỹ bảo hiểm của FDIC sụt giảm đi 264,2 triệu USD. Từ đầu năm tới nay, FDIC đã phải chi 11,94 tỷ USD để giải quyết các vụ nhà băng đổ vỡ, so với mức 17,6 tỷ USD trong cả năm 2008.

Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn để đầu tư vào bất động sản, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, người dân giảm chi tiêu, giá dầu tăng mạnh, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn, giải thể, phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ.

Trước tình hình đó, các nhà quản trị ngân hàng thương mại Mỹ cho rằng, cần phải tiến hành quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả nhằm mục tiêu tối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn tín dụng bằng cách duy trì mức độ rủi ro ở một giới hạn chấp nhận được. FDIC đưa ra 17 nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cơ bản (xem chi tiết ở phụ lục 1) và được chia làm 5 nhóm chính mà việc vận dụng chúng nhằm đạt được các mục tiêu:

(1) Thiết lập mơi trường quản lý rủi ro tín dụng một cách thích hợp (bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc 1, 2 và 3);

(2) Thực hiện một quy trình cấp phát tín dụng có căn cứ (bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc 4, 5, 6 và 7);

(3) Duy trì một phương pháp quản lý, đo lường và kiểm sốt rủi ro tín dụng (bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc 8, 9, 10, 11, 12 và 13);

(4) Đảm bảo một khả năng kiểm sốt thích đáng đối với rủi ro tín dụng (bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc 14, 15 và 16);

(5) Vai trò của người giám sát (tuân thủ nguyên tắc 17);

Để quản lý nợ xấu, Cục Dự trữ liên quan bang Mỹ (FED) đã đưa ra điều khoản FAS 114 quy định về mối quan hệ giữa quyết định cho vay, phân loại khoản vay, tình trạng các khoản nợ và việc dự phòng như sau:

Để xử lý nợ xấu, Mỹ thành lập Cơng ty Tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United Stata – RTC). Như một cơ quan nhà nước, RTC được thành lập với các mục tiêu:

i) Tối đa hóa thu nhập rịng từ việc bán tài sản được chuyển nhượng;

ii) Tối thiểu hóa các tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính nội địa;

iii) Tối đa hóa việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp.

RTC thực hiện việc xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn động, khó xử lý. Kết quả xử lý rủi ro tín dụng của RTC là rất tốt, tổng tài sản mà RTC đã xử lý được là 465 tỷ USD, bằng 8,5% tổng tài sản trong khu vực tài chính (tương đương 8,5% GDP của Mỹ năm 1989).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)