Một số nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 59)

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB

2.3.3.3. Một số nguyên nhân khác

* Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh gây tổn thất cho khách hàng vay vốn

− Ngành thủy sản có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với các ngành khác là do hoạt động của ngành chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và tiêu chuẩn khắc khe của nước nhập khẩu. Một trong những hạn chế lớn của ngành có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp là biến động nguồn nguyên liệu. Rủi ro ô nhiễm nguồn nước sông do số lượng hộ ni tăng lên nhanh chóng trong khi mơi trường nước khơng được bảo vệ là có thể xảy ra. Mặt khác, những yếu tố khách quan về thiên tai bão lụt cũng ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu. Hạn chế khác về mặt thị trường là tranh chấp thương mại và các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu. Vừa qua, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đã phần nào làm thị trường xuất khẩu các sản phẩm này bị thu hẹp. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về an tồn vệ sinh thực phẩm do các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Việc các nước nhập khẩu thường xuyên bổ sung danh mục những hóa chất cấm sử dụng và dư lượng kháng sinh tối thiểu trong sản phẩm làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn.

* Do sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế không ổn định

− Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến năm 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) như Việt Nam, tình hình trên đã làm sức tiêu thụ, giá bán của hàng hóa xuất khẩu giảm sút, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài hủy đơn hàng, từ chối nhận hàng hoặc giảm giá mua, đơn đặt hàng nhanh chóng giảm đi cả về số lượng, giá trị lẫn giá cả. Vì vậy, làm tăng rủi ro trong việc tài trợ cho khách hàng xuất khẩu, đặc biệt là phương thức tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng khi khách

− Một số ngành hàng xuất khẩu sang EU và Mỹ sẽ khơng cịn được ưu đãi về thuế (như ngành giày dép khơng cịn ưu đãi thuế quan phổ cập, ngành dệt may có nguy cơ tiếp tục bị điều tra bán phá giá trong năm 2009). Bên cạnh đó ngành thuỷ sản bị giám sát chặt chẽ bởi thuế chống bán phá giá tại các nước nập khẩu như EU và Mỹ. Điều này sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

− Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh đến tồn cầu, ngày càng nhiều tổ chức tín dụng báo cáo thua lỗ, mất khả năng thanh khoản và có nguy cơ phá sản làm phát sinh một số rủi ro tín dụng trực tiếp, gián tiếp đến ACB như: các nhà nhập khẩu nước ngồi có thể khơng thanh tốn tiền đúng hạn hoặc mất khả năng thanh toán do gặp khó khăn trong kinh doanh.

− Giá cả một số mặt hàng như sắt thép, hạt nhựa, giấy, nguyên liệu, xăng dầu, lương thực,... đã tăng giảm hết sức đột ngột trong thời gian qua làm cho một số doanh nghiệp dự trữ hàng hóa để sản xuất và tiêu thụ, khơng theo kịp diễn biến thị trường dẫn đến bị thua lỗ.

− Chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra biện pháp giúp các nhà xuất khẩu đối phó với tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu là hỗ trợ trong việc giao dịch với một số quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam cộng với việc chúng ta phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngồi (theo quy định WTO) vì thế hệ quả là một khối lượng lớn hàng hóa giá rẻ đang sẵn sàng đổ bộ vào nước ta, sẽ đặt các doanh nghiệp trong nước vào vị thế cạnh tranh khó khăn hơn.

− Tỷ giá đơ la Mỹ tăng trong thời gian qua làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nhập khẩu như các doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép, xăng dầu . . .

− Tình hình hàng nhập lậu khơng chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước mà còn khiến các doanh nghiệp sản xuất trong khó có thể cạnh tranh được với giá nhập lậu.

* Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và một số cơ quan pháp luật cấp địa phương hoạt động chưa hiệu quả

Các cơ quan chức năng chưa thống nhất trong việc hỗ trợ Ngân hàng trong việc thu nợ nên ACB vẫn chưa thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ đối với một số khách hàng

Theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, nhưng trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Khi đó khơng có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà ngân hàng phải kiện ra tịa, thời gian 1 vụ khiếu kiện thơng thường mất từ 1 đến 2 năm thì giá trị và hiện trạng tài sản đã có sự biến động và thay đổi lớn, nhiều trường hợp không xử lý được do khơng có đối tượng mua hoặc đến lúc có người mua, thì giá cả lại khơng thỏa thuận được hoặc tài sản đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao trong các tài sản xiết nợ lâu nay do ACB không thể chủ động phát mãi các tài sản thế chấp là bất động sản.

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an tồn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu; nội dung và phương pháp thanh tra giám sát cịn lạc hậu; vai trị kiểm tốn chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu; thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm sốt tồn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít khi có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

Rủi ro do hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập

Thông tin mà các ngân hàng cập nhật về khách hàng vay vốn hiện nay chủ yếu dựa vào thẩm định trực tiếp khách hàng và từ trung tâm CIC. Tuy nhiên, thông tin cung cấp đơn điệu, chưa cập nhật kịp thời và đầy đủ yêu cầu tra cứu thơng tin như:

+ Các thơng tin hiện có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCTD, chưa cung cấp thông tin về khả năng quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Thông tin cập nhật chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các TCTD. CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thơng tin khi được TCTD u cầu vì vậy chưa phát huy tính hiệu quả cao.

+ Các TCTD chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thơng tin nên các TCTD chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC, trong khi đó chưa có chế tài hiệu quả buộc các TCTD phải cung cấp thông tin kịp thời cho trung tâm.

+ Việc các NHTM hiện nay đánh giá xếp loại khách hàng theo nhiều phương pháp khác nhau, có ngân hàng thực hiện theo Điều 6 QĐ 493, có ngân hàng thực hiện theo Điều 7 QĐ 493 do đó kết quả xếp loại cùng một khách hàng là khác nhau, tuy nhiên CIC không ghi chú rõ ràng, đôi khi gây hoang mang cho ngân hàng, phản ứng từ khách hàng.

Chưa có một trung tâm cung cấp thông tin ngành một cách đầy đủ và có hệ thống phục vụ cho cơng tác thẩm định tín dụng

Trong cơng tác thẩm định dự án, kênh thông tin rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án để đề xuất phương án cho vay. Tuy nhiên, chưa có một cơ quan, trung tâm lưu trữ nào đáng tin cậy chuyên cung cấp thông tin ngành một cách đầy đủ và có hệ thống nên khi cần nhân viên tín dụng thường tìm kiếm trên báo chí, internet một cách tự phát, vừa không chuyên nghiệp, mất thời gian và hiệu quả không cao.

Kết luận chương II

Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB giai đoạn 2006 – 6 tháng 2009, từ đó tổng hợp được một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý rủi ro của ACB, là tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp để ACB hoàn thiện hệ thống QLRRTD theo tiêu chuẩn quốc tế khi mà cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ đã làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều khơng tránh khỏi, nó tồn tại khách quan, gắn liền với q trình cấp tín dụng. Thực tiễn hoạt động tín dụng

của ACB cũng đã xảy ra các rủi ro tín dụng mà ngân hàng cần quan tâm phòng

ngừa. Sau đây là một số giải pháp đưa ra nhằm hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNN nói chung và tại ACB nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 59)