2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB
2.3.3.2 Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay ảnh hưởng đến quá trình quản lý
quản lý rủi ro tín dụng tại ACB
− Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Một số khách hàng tại ACB thay vì dùng vốn vay để bổ sung cho hoạt động kinh doanh thơng thường thì lại đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, hoặc dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Nguyên nhân là do:
+ Một số khoản vay được cấp theo hình thức hạn mức tín dụng nhưng chi nhánh khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn của khách hàng hoặc khoản vay quá lớn so với nhu cầu thực sự của khách hàng. Ví dụ như Công ty X được ACB cấp HMTD 90 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động chế biến đồ hộp nhưng do sự lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn của chi nhánh dẫn đến Công ty dùng vốn ngắn hạn đầu tư máy móc thiết bị dẫn đến bị
mất cân đối vốn trầm trọng.
+ Cho vay đầu tư dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng, dẫn tới việc khách hàng dùng tiền của dự án này để đầu tư dự án khác.
+ Khách hàng được nhiều tổ chức tín dụng tài trợ dẫn đến cạnh tranh quá mức và khơng kiểm sốt được dịng tiền của người vay.
+ Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi vào mục đích khác.
− Khách hàng khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay, cố tình chiếm dụng vốn ngân hàng
Một số khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn, không trả nợ khiến ACB gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ACB.
− Do khách hàng gian lận
+ Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính: Khách hàng cố tình làm đẹp báo cáo tài chính để được ngân hàng cho vay.
+ Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo: Khách hàng cố tình khai khống về sự tồn tại của tài sản đảm bảo đảm bảo cho khoản vay.
+ Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền:
○ Cố ý gây thanh thế, làm quen với những người có chức có quyền và lợi dụng quan hệ đó để vay tiền.
○ Tạo cơ sở niềm tin ban đầu với Ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ, khi đã tạo được niềm tin, vay được những khoản vay lớn và trốn chạy.
○ Móc nối, hối lộ cán bộ ngân hàng để vay được tiền, trì hỗn nợ. − Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng chưa cao
Một số khách hàng vay vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nhưng có thói quen với cách quản lý quy mô nhỏ, chưa mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý để phù hợp với việc mở rộng trên dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Một khi thiếu sự quan sát,
không nắm bắt được nhịp độ thay đổi của thị trường thì có kế hoạch sản xuất kinh doanh khơng hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ACB.
− Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
Một số khách hàng có năng lực tài chính yếu kém dẫn tới tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận giảm thấp. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN.
Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức và không phản ánh được thực chất hoạt động kinh doanh. Cho nên trong q trình phân tích khách hàng vay, một số chi nhánh vẫn dựa vào số liệu khách hàng cung cấp mà không thẩm định kỹ để loại trừ những thơng tin khơng đúng, bên cạnh đó một số ít chi nhánh cịn chủ động hướng dẫn khách hàng khai khống số liệu nhằm làm đẹp báo cáo tài chính của khách hàng để được BTD/HĐTD duyệt cho vay sẽ gây rủi ro cho ACB, nếu cấp phê duyệt dựa vào số liệu khai khống này.
− Một số khách hàng mất năng lực pháp lý
Một số khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, hàng hố sản xuất khơng đúng tiêu chuẩn đăng ký, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường . . . bị phạt hoặc bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị yêu cầu di dời ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng trả nợ.
− Tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán cũng gây ra nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng
Trong năm 2008 và đầu năm 2009, giá bất động sản giảm 30% - 40% đi kèm với tình trạng đóng băng kéo dài, cịn chỉ số chứng khốn giảm 60% - 70% so với đỉnh cuối năm 2007 khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong 2 lĩnh vực này thua lỗ lớn hoặc không bán được ảnh hưởng chung đến khả năng thanh toán
nợ của khách hàng.