GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35 - 39)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

NHTMCP Á Châu (ACB) được thành lập ngày 24/4/1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 04/6/1993.

2.1.1.1 Những cột mốc đáng nhớ

− Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

− Năm 1997: ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

− Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

− Ngày 21/11/2006, cổ phiếu của ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

− Đến tháng 09 năm 2009: ACB thành lập mới 70 chi nhánh và phòng giao dịch, nâng số chi nhánh và phòng giao dịch lên hơn 200 đơn vị, ACB tăng vốn điều lệ lên 7.200 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do tạp chí Asiamoney, tạp chí tài chính Euromoney, tạp chí Finance Asia bình chọn.

2.1.1.2 Thành tích đạt được

− ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB ln giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Và ACB cũng đã khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, ACB xếp hạng là “1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” (do VCCI bình chọn năm 2005); và là nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Chương trình “Tin & Dùng Việt Nam 2006” do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức). Liên tiếp trong hai năm 2005 và 2006, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam nhận được 3 giải thưởng quốc tế danh giá do các tổ chức và tạp chí uy tín trong ngành ngân hàng trao tặng: The Banker, the Aseanbanker và Euromoney. Và trong năm 2007, ACB là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động. ACB được tạp chí Euromoney bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trong 3 năm liền từ năm 2007 đến năm 2009.

− Về kế hoạch phát triển trong tương lai, ACB đã đề ra chiến lược 5 năm 2005 – 2010 và tầm nhìn 2015 khẳng định việc ACB sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên các mặt: tăng trưởng cao, chỉ số tài chính duy trì ở mức an tồn cao trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%, chất lượng tài sản có quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ cao.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong thời gian qua

Sau 16 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Bảng 1: Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006

2007 2008 6T/2009

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng tài sản 44,346.0 85,392.0 48.07% 105,306.0 23.32% 129,788.0 103,058.0 25.94% Vốn chủ sở hữu 2,008.0 7,934.0 74.69% 7,761.0 -2.18% 7,581.0 7,039.0 7.70% Vốn huy động 39,548.0 74,943.0 47.23% 91,174.0 21.66% 90,612.0 60,941.0 48.69% Dư nợ cho vay 17,114.0 31,811.0 46.20% 34,346.0 7.97% 50,694.0 42,003.0 20.69% Hệ số an toàn vốn 10.90% 16.19% 32.67% 12.44% -23.16% 14.33%

Tỷ lệ nợ xấu 0.19% 0.09% -111.11% 0.88% 877.78% 0.52%

Lợi nhuận trước thuế 658.8 2,127.0 69.03% 2,561.0 20.40% 1,330.0 1,040.0 27.88% Dư nợ/Tổng tài sản 39.00% 37.00% -5.41% 33.00% -10.81% 39.00% 40.76% -4.31% tăng trưởng so với 2006 tăng trưởng so với 2007 So với cùng kỳ năm 2008 so với cùng kỳ 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm và Báo cáo tài chính sốt xét giữa niên độ ngày 31/06/2009 của ACB)

Qua bảng thơng số trên cho ta thấy tình hình kinh doanh của ACB qua các năm tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả:

Về quy mô hoạt động:

Tổng tài sản của ACB cuối năm 2008 tăng 19.914 tỷ đồng (+23,3%) so với đầu năm đạt 105.306 tỷ đồng và 6 tháng năm 2009 tăng 24.482 tỷ đồng so với năm 2008 và tăng 26.730 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008. Vốn chủ sở hữu 6 tháng năm 2009 tăng so với đầu năm 2009 từ 6.258 tỷ đồng lên 7.766 tỷ đồng; trong đó vốn điều lệ tăng 3.726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu phát hành đợt 1 năm 2007 (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (1.704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổ phiếu 55% (1.447 tỷ đồng), và cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷ đồng).

Hoạt động huy động vốn:

Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Năm 2008, tổng vốn huy động của ACB là 91.174 tỷ đồng tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi khách

hàng vẫn là nguồn vốn chủ yếu, chiếm khoảng 82% tổng nguồn vốn huy động của tập đoàn. Tuy nhiên, đầu năm 2009 do lãi suất huy động hạ xuống còn 7% - 8%/năm và dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trở lại nên lượng tiền huy động giảm nhẹ so với cuối năm 2008.

Về hoạt động sử dụng vốn:

Do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (mà chủ yếu là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước và kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn), tổng dư nợ cho vay khách hàng của ACB cuối năm 2008 là 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷ đồng, tương đương 9,5% so với đầu năm. Tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính Phủ từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009, tổng dư nợ cho vay của ACB 6 tháng đầu năm 2009 là 50.694 tỷ đồng và dự kiến cả năm 2009 là 65.000 tỷ đồng.

Hệ số an toàn vốn:

Để đối phó với những biến động khó lường về mơi trường kinh doanh, vấn đề quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu. Hệ số an tồn vốn ln được ACB duy trì ở mức cao, cuối năm 2008 đạt 12,44% và 6 tháng năm 2009 đạt 14,33% cao hơn khá nhiều với mức 9,87% của toàn ngành.

Tỷ lệ nợ xấu:

Rủi ro tín dụng cũng ln được Ngân hàng kiểm sốt chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng. Cụ thể, nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ thời điểm cuối năm 2008 của ACB là 0,88%, 6 tháng năm 2009 là 0,52% thấp hơn rất hiều so với bình quân của tồn ngành (3,5%). Đây có thể xem là một thành công của ACB trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống ảnh hưởng hầu hết các đối tượng khách hàng vay.

Về kết quả kinh doanh:

Trong bối cảnh đầy khó khăn năm 2008 và 6 tháng năm 2009, lợi nhuận đạt được của ngân hàng thực sự là một điểm sáng. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 của tập đoàn 2.561 tỷ đồng, tăng 434 tỷ đồng so với năm 2007, vượt 61 tỷ đồng so

với kế hoạch, 6 tháng năm 2009 1.330 tỷ đồng đạt 52% năm 2008 và dự kiến lợi nhuật trước thuế năm 2009 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)