2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý rủi ro tín tại ACB
2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Các ngun nhân dẫn đến ACB kiểm sốt rủi ro tín dụng chưa cao là do chính sách, quy trình cho vay chưa chặt chẽ, cơng tác quản trị tín dụng chưa hiệu quả, chưa chú trọng phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính tốn điều kiện cho vay và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, việc khơng chấp hành tốt các ngun tắc tín dụng, công tác giám sát việc thực hiện đúng quy trình cho vay chưa được chú trọng đúng mức cũng làm gia tăng rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:
− Nguyên nhân của chính sách tín dụng thường thay đổi
Thời gian qua, chính sách tín dụng ACB thay đổi nhiều lần, một phần do sự thay đổi chính sách chung của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước và một phần cũng do định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thay đổi cho phù hợp với từng bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới. Thêm vào đó, một số hướng dẫn chưa thực sự chặt chẽ, chưa cụ thể, gây khó khăn trong cơng tác thực hiện. Bên cạnh đó, các hướng dẫn của các Khối, Phịng ban đôi khi mâu thuẩn nhau, khi phát sinh vấn đề lại không biết thực hiện theo hướng dẫn nào cho đúng và có khi cùng một nội dung nhưng phịng hướng dẫn đưa ra cách giải quyết mỗi lúc một khác gây khó khăn
− Nguyên nhân của việc chưa ứng dụng được một số nội dung của Basel II trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng
Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí tăng cao trong khi ngân hàng mới ở giai đoạn phát triển ban đầu. Riêng đối với phương pháp đo lường nâng cao, phần lớn các NHTM VN chưa đáp ứng các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS đề ra, nên việc áp dụng phương pháp này địi hịi phải có thời gian.
− Một số chi nhánh chưa tuân thủ quy trình cho vay
Quy trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên, . . . Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng quy trình tín dụng chưa được chặt chẽ lắm. Nguyên nhân do một số chi nhánh chưa chuyển đổi mơ hình mới, các chức danh thường được kiêm nhiệm nên khó phân định rạch rịi cơng việc và trách nhiệm của nhân viên và một phần do hệ thống công nghệ thông tin, cụ thể là chương trình TCBS chưa theo sát của quá trình cấp tín dụng, làm xảy ra tình trạng một khách hàng bị Chi nhánh A từ chối cấp tín dụng nhưng sau đó lại quay sang Chi nhánh B để yêu cầu được cấp tín dụng.
Thêm vào đó, một số khoản tín dụng được cấp vội vàng, chạy theo yêu cầu khách hàng và chạy theo chỉ tiêu dư nợ của chi nhánh mà chưa phân tích, thẩm định tín dụng một cách đầy đủ, chính xác và hợp lý. Việc cấp tín dụng đơi lúc thiêng về tài sản đảm bảo mà không dựa vào năng lực thực tế của khách hàng nên có lúc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khơng có khả năng trả nợ.
− Một số chi nhánh của ACB chưa tuân thủ quy trình giám sát sau cho vay
Đây cũng là đặc điểm chung của các ngân hàng, thường tập trung vào việc thẩm định trước khi cho vay mà ít chú ý đến q trình kiểm tra, kiểm sốt dịng vốn sau khi cho vay. Tại ACB, một số chi nhánh chưa thực hiện tốt và đầy đủ cơng tác này, có thể là do cả nể khách hàng, có thể do thơng tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu chưa cung cấp kịp thời những yêu cầu của ACB. Hiện nay, ACB đã có bộ phận quản lý nợ nhưng chưa hoàn chỉnh nên hoạt động
chưa hiệu quả.
Vẫn cịn một số tình trạng cho vay đảo nợ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, khách hàng có thể vay “nóng” bên ngồi để trả nợ vay cho ngân hàng và xin vay lại hoặc khách hàng vay tại NHTM khác để trả nợ vay trước đó, vay phương án sau trả nợ phương án trước, do đó khơng phản ánh chính xác chất lượng tín dụng, khi đó chưa phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu nhưng thực chất khách hàng có thể đã khó khăn và khơng có khả năng trả nợ, tiềm ẩn rủi ro lớn.
− Một số trường hợp định giá tài sản thế chấp chưa hợp lý
Theo khung giá Nhà nước công bố thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, và đơi lúc có nhiều địa điểm khơng có khung giá, do đó, trong q trình thẩm định thường căn cứ vào giá so sánh với giá rao bán nhân với hệ số quy đổi theo quy định của ACB nên có lúc giá trị thẩm định vượt quá giá trị thực, nếu cho vay căn cứ vào giá trị thẩm định trên sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
− Một số ít nhân viên thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa thu thập thông tin khách hàng chưa đầy đủ, chưa chính xác
Đội ngủ nhân viên năng lực và tâm huyết với công việc vẫn luôn là niềm tự hào của ACB, bên cạnh đó vẫn cịn một số nhỏ cán bộ tha hóa, thiếu đạo đức gây ra một số khoản nợ xấu của ACB, tuy khơng nhiều nhưng vẫn cịn tồn tại trong thời gian qua, ví dụ như vụ nhân viên tín dụng A tại một PGD thông đồng với khách hàng B làm các chứng cứ giả để cho người thân vay tiền dùm cho khách hàng B kinh doanh bất động sản, đến lúc kinh tế khách, bất động sản đóng băng hàng B trả nợ trễ hạn, do đó bộ phận thu nợ xuống trực tiếp làm việc với từng khách hàng vay mới phát sinh vấn đề. Ngoài ra, một số nhân viên tín dụng lười biếng tìm hiểu, thu thập thông tin về khách hàng và đơi khi hồn tồn dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin, thiếu sự phân tích hợp lý của thơng tin, khơng cập nhật thơng tin ngành, thơng tin thị trường nên tờ trình thẩm định chỉ thể hiện những thơng tin có lợi cho khách hàng.
− Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn
Một trong số các vấn đề quan tâm trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực như: mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung vào các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đơng dân cư. Khi có càng nhiều Ngân hàng, càng nhiều chi nhánh, phịng giao dịch được thành lập thì sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh không chỉ giữa ngân hàng này và ngân hàng khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt khơng đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng và ACB cũng không ngoại lệ. Hậu quả của sự cạnh tranh là hạ tiêu chuẩn cho vay và ít tuân thủ các nguyên tắc thận trọng an toàn của ngân hàng.
Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến khơng ít trường hợp các chi nhánh ACB đã không thẩm định kỹ khách hàng, đánh giá sơ sài về hiệu quả đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khơng thường xun giám sát tình hình sử dụng vốn vay và không theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động, điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng tín dụng của ACB.
2.3.3.2 Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay ảnh hưởng đến quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ACB quản lý rủi ro tín dụng tại ACB
− Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Một số khách hàng tại ACB thay vì dùng vốn vay để bổ sung cho hoạt động kinh doanh thơng thường thì lại đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, hoặc dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Nguyên nhân là do:
+ Một số khoản vay được cấp theo hình thức hạn mức tín dụng nhưng chi nhánh khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn của khách hàng hoặc khoản vay quá lớn so với nhu cầu thực sự của khách hàng. Ví dụ như Cơng ty X được ACB cấp HMTD 90 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động chế biến đồ hộp nhưng do sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn của chi nhánh dẫn đến Công ty dùng vốn ngắn hạn đầu tư máy móc thiết bị dẫn đến bị
mất cân đối vốn trầm trọng.
+ Cho vay đầu tư dự án không phù hợp với khả năng của khách hàng, dẫn tới việc khách hàng dùng tiền của dự án này để đầu tư dự án khác.
+ Khách hàng được nhiều tổ chức tín dụng tài trợ dẫn đến cạnh tranh q mức và khơng kiểm sốt được dịng tiền của người vay.
+ Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi vào mục đích khác.
− Khách hàng khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay, cố tình chiếm dụng vốn ngân hàng
Một số khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn, khơng trả nợ khiến ACB gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ACB.
− Do khách hàng gian lận
+ Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính: Khách hàng cố tình làm đẹp báo cáo tài chính để được ngân hàng cho vay.
+ Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo: Khách hàng cố tình khai khống về sự tồn tại của tài sản đảm bảo đảm bảo cho khoản vay.
+ Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền:
○ Cố ý gây thanh thế, làm quen với những người có chức có quyền và lợi dụng quan hệ đó để vay tiền.
○ Tạo cơ sở niềm tin ban đầu với Ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ, khi đã tạo được niềm tin, vay được những khoản vay lớn và trốn chạy.
○ Móc nối, hối lộ cán bộ ngân hàng để vay được tiền, trì hỗn nợ. − Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng chưa cao
Một số khách hàng vay vốn để mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh nhưng có thói quen với cách quản lý quy mô nhỏ, chưa mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý để phù hợp với việc mở rộng trên dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành cơng trên thực tế. Một khi thiếu sự quan sát,
không nắm bắt được nhịp độ thay đổi của thị trường thì có kế hoạch sản xuất kinh doanh không hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ACB.
− Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
Một số khách hàng có năng lực tài chính yếu kém dẫn tới tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận giảm thấp. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN.
Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức và khơng phản ánh được thực chất hoạt động kinh doanh. Cho nên trong q trình phân tích khách hàng vay, một số chi nhánh vẫn dựa vào số liệu khách hàng cung cấp mà không thẩm định kỹ để loại trừ những thông tin không đúng, bên cạnh đó một số ít chi nhánh cịn chủ động hướng dẫn khách hàng khai khống số liệu nhằm làm đẹp báo cáo tài chính của khách hàng để được BTD/HĐTD duyệt cho vay sẽ gây rủi ro cho ACB, nếu cấp phê duyệt dựa vào số liệu khai khống này.
− Một số khách hàng mất năng lực pháp lý
Một số khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, hàng hoá sản xuất không đúng tiêu chuẩn đăng ký, vi phạm vệ sinh an tồn thực phẩm, gây ơ nhiễm mơi trường . . . bị phạt hoặc bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị yêu cầu di dời ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng trả nợ.
− Tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán cũng gây ra nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng
Trong năm 2008 và đầu năm 2009, giá bất động sản giảm 30% - 40% đi kèm với tình trạng đóng băng kéo dài, cịn chỉ số chứng khốn giảm 60% - 70% so với đỉnh cuối năm 2007 khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong 2 lĩnh vực này thua lỗ lớn hoặc không bán được ảnh hưởng chung đến khả năng thanh toán
nợ của khách hàng.
2.3.3.3. Một số nguyên nhân khác
* Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh gây tổn thất cho khách hàng vay vốn
− Ngành thủy sản có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với các ngành khác là do hoạt động của ngành chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và tiêu chuẩn khắc khe của nước nhập khẩu. Một trong những hạn chế lớn của ngành có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp là biến động nguồn nguyên liệu. Rủi ro ô nhiễm nguồn nước sông do số lượng hộ ni tăng lên nhanh chóng trong khi mơi trường nước khơng được bảo vệ là có thể xảy ra. Mặt khác, những yếu tố khách quan về thiên tai bão lụt cũng ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu. Hạn chế khác về mặt thị trường là tranh chấp thương mại và các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu. Vừa qua, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đã phần nào làm thị trường xuất khẩu các sản phẩm này bị thu hẹp. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về an tồn vệ sinh thực phẩm do các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Việc các nước nhập khẩu thường xuyên bổ sung danh mục những hóa chất cấm sử dụng và dư lượng kháng sinh tối thiểu trong sản phẩm làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn.
* Do sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế khơng ổn định
− Khủng hoảng kinh tế tồn cầu từ cuối năm 2007 đến năm 2008 đã ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) như Việt Nam, tình hình trên đã làm sức tiêu thụ, giá bán của hàng hóa xuất khẩu giảm sút, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài hủy đơn hàng, từ chối nhận hàng hoặc giảm giá mua, đơn đặt hàng nhanh chóng giảm đi cả về số lượng, giá trị lẫn giá cả. Vì vậy, làm tăng rủi ro trong việc tài trợ cho khách hàng xuất khẩu, đặc biệt là phương thức tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng khi khách
− Một số ngành hàng xuất khẩu sang EU và Mỹ sẽ khơng cịn được ưu đãi về thuế (như ngành giày dép khơng cịn ưu đãi thuế quan phổ cập, ngành dệt may có nguy cơ tiếp tục bị điều tra bán phá giá trong năm 2009). Bên cạnh đó ngành thuỷ sản bị giám sát chặt chẽ bởi thuế chống bán phá giá tại các nước nập khẩu như EU và Mỹ. Điều này sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
− Cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ ảnh hưởng mạnh đến tồn cầu, ngày càng nhiều tổ chức tín dụng báo cáo thua lỗ, mất khả năng thanh khoản và có nguy cơ phá sản làm phát sinh một số rủi ro tín dụng trực tiếp, gián tiếp đến ACB