Kinh nghiệm quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế tại một số nước phát triển và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 36 - 41)

C: giá trị của tài sản đảm bảo, r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể.

1.3.2.6.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế tại một số nước phát triển và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

nước phát triển và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

- Kinh nghiệm của Mỹ : Mỹ là một trong những nước đi đầu ứng dụng thành

cơng các nguyên tắc Basel trong quản lý nợ xấu. Quỹ dự trữ liên bang (FED) đưa ra

điều khoản FAS 114 quy định mối quan hệ giữa quyết định cho vay, phân loại

khoản vay, tình trạng khoản nợ và việc dự phịng. Để xử lý nợ xấu Mỹ thành lập cơng ty Tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ RTC (The Resolution Trust Company in the United State) với nhiều mục tiêu như : tối đa hĩa thu nhập rịng từ

việc bán tài sản được chuyển nhượng, tối thiểu hĩa các tác động lên thị trường địa ốc, tài chính, tối đa hĩa việc tạo ra nhà ở cho cá nhân cĩ thu nhập thấp. RTC thực

hiện xử lý đối với cả hai loại nợ : luân chuyển thơng thường và tồn đọng khĩ xử lý. Nhân sự cao cấp trong RTC được tuyển chọn từ Cơng ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, đây là cơ quan cĩ sự hiểu biết rất rõ về vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tài chính; đội ngũ nhân viên RTC cĩ nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tổ chức tài chính khĩ khăn, lâm vào phá sản. RTC cũng dựa vào những nhà đầu tư tư nhân để đánh giá, quản lý và bán nhiều tài sản. Một cấu trúc quản lý

hiệu quả đã giúp RTC giảm thiểu đáng kể khối lượng nợ phải bán.

- Kinh nghiệm của Trung Quốc : theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung

Hoa (với tư cách NHTW) bộ phận tín dụng của Ngân hàng thương mại cần cĩ các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thơng tin để phân loại, thiết lập và hồn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác, tính hồn chỉnh của dữ liệu…trên cơ sở phân loại, so sánh sẽ thực hiện các biện pháp loại trừ, xử lý rủi ro đối với các khoản

37

vay. Các khoản vay được phân thành 05 nhĩm cĩ tỷ lệ trích lập dự phịng khác nhau: Nợ nhĩm 1 trích dự phịng 0%, nợ nhĩm 2 trích 2%, nợ nhĩm 3 trích 25%, nợ nhĩm 4 trích 50%, nợ nhĩm 5 trích 100%. Dự phịng chung trích 1%/tháng trên số dư nợ tín dụng . Khi phân loại các khoản tín dụng chủ yếu dựa vào khả năng trả nợ, dịng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh tốn nợ vay của khách hàng…Khi phân loại nợ lấy việc đánh giá khả năng trả nợ là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh thơng thường là nguồn gốc trả nợ chính, tài sản

đảm bảo là nguồn trả nợ phụ. Để xử lý nợ xấu, Trung Quốc chuyển giao nợ cho 04

cơng ty quản lý và khai thác tài sản AMC để xử lý. Bên cạnh các Ngân hàng thương mại Trung Quốc và các Cơng ty AMC cũng thực hiện việc bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngồi.

- Kinh nghiệm của Singapore : bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phịng ngừa

nợ xấu thơng qua các cơ chế và chính sách cho vay, thành lập Ủy ban giám sát, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh; Singapore quy định những người ký kết các khoản vay phải chịu trách nhiệm trước tiên trong việc phân loại tín dụng thơng qua việc đánh giá tình hình tổng thể. Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng được Cơ quan quản lý tiền tệ MAS quy định, theo đĩ nợ được chia làm 05 nhĩm : nợ đủ tiêu chuẩn và

nợ cần chú ý khơng trích dự phịng, nợ dưới tiêu chuẩn trích 10%, nợ nghi ngờ trích 50%, nợ cĩ khả năng mất vốn trích 100%. Để phịng ngừa nợ xấu phát sinh các Ngân hàng được yêu cầu phải lập “danh sách khách hàng” gồm các khách hàng cĩ nợ đủ tiêu chuẩn để theo dõi và sẵn sàng nâng nhĩm nợ khi khách cĩ dấu hiệu phát sinh rủi ro. Đối với các khoản nợ được phân loại xấu thì trong vịng 30 ngày làm

việc nhân viên tín dụng phải chuyển cho bộ phận quản lý tài sản theo dõi. Đối với các khoản nợ xấu đã trích dự phịng đầy đủ MAS cho phép các Ngân hàng xĩa nợ xuống cịn 1đơ la Singapore bất kể cĩ thu hồi được nợ hay khơng, điều này được

thực hiện nhằm mục đích giám sát.

- Thực tiễn tại Việt Nam : Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả,

bền vững; gĩp phần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thơng lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel (Basel I) về quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng; Ngân

38

hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, như:

• Quyết định 127 /2005/NHNN-QĐ ngày 3/2/2005 (gọi tắt là QĐ 127 ): Sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và

Cơng văn 251/2005/NHNN-CV ngày 28/3/2005:V/v thi hành quyết định 127.

• Quyết định 457/2005/NHNN-QĐ ngày 19/4/2005 : Quy định về tỷ lệ an tồn trong hoạt động của TCTD.

• Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/4/2005 yêu cầu các Ngân hàng Thương mại tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh tốn và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến cơng tác quản trị rủi ro,

kiểm tra, kiểm sốt nội bộ;

• Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của Ngân hàng Thương mại đối với

khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở Pháp lý cho Ngân hàng Thương mại chủ động thực hiện theo

đặc thù kinh doanh; chẳng hạn như việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do Ngân hàng

Thương mại tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết

quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

• Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng

để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Ngân hàng Thương mại.

• Các Ngân hàng Thương mại hiện đang thực hiện xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh

doanh của mình theo tinh thần Quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đây là một bước tiến ban đầu trong tiếp cận an tồn vốn, khơng chỉ nhằm mục đích

phân loại nợ, mà cịn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Về vệc áp dụng các nguyên tắc chuẩn mực của Hiệp ước Basel II, theo đánh giá chung, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp khơng ít khĩ khăn và thách thức khi Hiệp

39

ước Basel II được chính thức thơng qua và được triển khai rộng rãi. Bởi lẽ, Basel II

quy định tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản ngân hàng, trong khi bản thân mức độ rủi ro của tài sản cịn tính đến nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của các khoản vay vào một nhĩm khách hàng nhất định. Mặc khác, phương pháp chuẩn hĩa được đưa ra

trong Hiệp ước lại quá nhấn mạnh vai trị của cơ quan xếp hạng trong việc phân loại rủi ro tài sản, trong khi đĩ kinh nghiệm cho thấy, các cơng ty lớn trong ngành xếp hạng độ tín nhiệm cĩ tương đối lớn số vụ xếp hạng khơng chính xác. Hơn nữa hầu hết các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chưa được xếp hạng cĩ thể dẫn tới tình trạng các cơng ty xếp hạng sẽ tiến hành chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp mà khơng xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đĩ, điểm xếp hạng sẽ do những

cơng ty này cung cấp sẽ khơng chính xác do thơng tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ và như vậy sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động cũng cịn nhiều vấn đề như phương pháp ngân hàng tự đánh giá quá

phức tạp, phương pháp chuẩn hĩa với các chỉ tiêu cơ bản khơng gắn chặt với rủi ro,

đem cộng gộp rủi ro tín dụng với rủi ro hoạt động. Ngồi ra, do hầu hết các doanh

nghiệp khơng được xếp hạng dẫn tới bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì tất cả các khoản vay khách hàng khơng được xếp hạng sẽ bị áp dụng mức độ rủi ro là

100%. Thêm vào đĩ, việc Basel II cho rằng những cơng ty khơng xếp hạng ít rủi ro hơn những cơng ty được xếp hạng là khơng hồn tồn chính xác.

Hiệp ước Basel II cũng giao cho cơ quan quản lý ngân hàng xem xét đánh giá tổ chức tín dụng cĩ đủ tiêu chuẩn sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Nhưng trong thực tế, ngân hàng trung ương-cơ quan quản lý lại khơng đủ trình độ để kiểm chứng hệ thống đánh giá rủi ro của các tổ chức tín dụng cĩ đúng hay khơng. Trong khi đĩ, nếu được sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, nhiều tổ chức tín dụng cĩ thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng của mình, dẫn tới hậu quả vơ cùng nguy hiểm đối với sự vững mạnh của hệ

thống ngân hàng. Bên cạnh đĩ, phương pháp đánh giá rủi ro nội bộ cũng khá phức tạp đối với các tổ chức tín dụng ở các nước đang phát triển. Để áp dụng các phương

40

pháp quản lý rủi ro hiện đại, các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ phải đầu tư rất lớn

cho ngân hàng của mình.

Mặc dù tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basel bởi các ngân hàng phải bổ sung thêm vốn để dự phịng các rủi ro hoạt động. Điều này sẽ cực kỳ bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì rủi ro hoạt động thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn nhưng lại vẫn phải áp dụng chung một mức vốn dự phịng rủi ro hoạt động là 20% tổng doanh thu.

41

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)