Thực trạng vận hành các cơng cụ Quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 67 - 69)

- Nguyên nhân mang tính khách quan ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn nợ

2.2.3.2.4. Thực trạng vận hành các cơng cụ Quản lý rủi ro tín dụng

Nhận thức được sự nhạy cảm của hoạt động tài chính tiền tệ nhất là thời kỳ hậu niêm yết, Sacombank từ lâu đã bắt tay xây dựng hệ thống quản lý rủi ro của mình. Mơ hình quản lý rủi ro của Sacombank bao gồm các cơ quan từ cấp chi nhánh cho

đến cấp điều hành, quản trị. Các cơ quan này cĩ một mối quan hệ hữu cơ nhằm mục đích phịng, hạn chế, kiểm sốt và xử lý các rủi ro trong họat động Ngân hàng.

Trong năm 2006 Sacombank được Cơ quan phát triển quốc tế Canada (Canadian International Development Agency) viết tắt là CIDA và Ngân hàng nhà nước xem xét, thẩm định và lựa chọn là một trong hai ngân hàng Thương Mại cổ phần tại Việt Nam được tài trợ xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực Quốc tế. Sự hợp tác giữa Sacombank và CIDA nằm trong khuơn khổ dự án hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và CIDA nhằm tạo nên một mơ hình thí điểm về hệ thống quản lý rủi ro trên tất cả các mảng tín dụng, thị trường, hoạt động, quản lý tài chính, kiểm tốn nội bộ và quản trị điều hành… để áp dụng cho tồn hệ thống Ngân hàng

Thương mại cổ phần tại Việt Nam về sau. Dự kiến đến cuối năm 2007 đầu năm

2008 mơ hình quản lý rủi ro này sẽ được hồn thành và đưa vào ứng dụng. Như vậy, so với các ngân hàng khác tại Việt Nam, hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế tại Sacombank sẽ đi trước tối thiểu là 02 năm và đây chính là điểm vơ cùng thuận lợi cho Sacombank trong tiến trình hội nhập.

Với sự hỗ trợ của CIDA, việc xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tại Sacombank gồm các giai đoạn: chẩn đốn, lập kế hoạch chi tiết và phương hướng hành động,

triển khai và huấn luyện. Hiện tại CIDA và Sacombank đã kết thúc giai đoạn quan trọng đầu tiên của dự án là giai đoạn chẩn đốn. CIDA đã đưa ra một loạt các yêu cầu thơng tin về tín dụng, thị trường, hoạt động, quản lý tài chính, kiểm tốn nội bộ và quản trị điều hành… của Sacombank để tiến hành nhận định, đánh giá và phân tích tình hình để nhằm đưa ra giải pháp cho hệ thống quản lý rủi ro tại Sacombank

68

sau này.

Nhìn chung đến cuối năm 2006 cơng tác quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn chưa tạo đượctác động, ảnh hưởng rõ rệt. Cịn quá sớm để cĩ thể đánh giá được hiệu quả tích cực cũng như những hạn chế trong việc triển khai chương trình hợp tác quản lý rủi ro của CIDA. Hiện tại qui trình quản lý, báo cáo…đều thực hiện chủ yếu trên nền tảng của những gì mà Sacombank đã cĩ từ bao lâu nay.

Về hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thơng tin cho cơng tác quản lý rủi ro. Từ khi khởi

đầu dự án hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng đến năm 2006 Sacombank đã đầu tư

hơn 5 triệu USD chỉ riêng cho phần mềm T24 Core banking. T24 Core banking là cơng nghệ ngân hàng mới; theo đánh giá ban đầu, T24 Core banking là giải pháp cĩ tính tuỳ biến cao cho phép Sacombank nhanh chĩng phát triển các sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình để đáp ứng nhu cầu thị trường. T24 cĩ thể tự động hố các lịch trìh làm việc, phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng . Dựa vào T24 việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt

động Ngân hàng sẽ nhanh chĩng và cĩ hệ thống . Một ngân hàng chưa trang bị phần

mềm core banking mà phát triển nhiều chi nhánh là liều lĩnh, quản lý và thơng tin chuyển về hội sở khơng cập nhật.

Đến cuối năm 2006, chương trình T24 Corebanking mà Sacombank đã đầu tư

vẫn thực sự chưa phát huy tác dụng. Trái lại, nếu trong hai năm 2007- 2008 Sacombank vẫn chưa triển khai và vận hành đồng loạt, đồng bộ T24 cho tồn hệ

thống thì cĩ thể nĩi đây là một sự lãng phí lớn trong đầu tư hiện đại hố Ngân hàng của Sacombank. Ngồi Chi nhánh Chợ Lớn và các Chi nhánh mới thành lập được

triển khai áp dụng T24 (nhưng chưa hồn tồn độc lập, cịn cĩ phần mềm Smartbank của FPT hỗ trợ một số báo cáo), các Chi nhánh cịn lại vẫn đang sử dụng phần mềm Smartbank cĩ tuổi đời đã khá cao và cĩ nhiều hạn chế khiếm khuyết. Sacombank

vẫn đang xoay sở cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa …T24 nhằm tạo hiệu quả tương

thích cao khi đưa vào sử dụng. Xét dưới gĩc độ quản lý, T24 chưa hỗ trợ gì đáng kể cho cơng tác quản trị khai thác thơng tin, trái lại sự bất nhất trong các báo cáo trên T24 và Smartbank cũng tạo ra ít nhiều khĩ khăn trong cơng tác quản trị điều hành.

69

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)