Xây dựng chiến lược phát triển vốn, tín dụng hợp lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 72 - 75)

- Nguyên nhân mang tính khách quan ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn nợ

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển vốn, tín dụng hợp lý và hiệu quả.

Năm 2006 vừa qua tiếp tục chứng kiến cuộc đua tăng vốn điều lệ ồ ạt từ các

Ngân hàng Thương mại cổ phần. Các ngân hàng tăng vốn cũng cĩ nhiều thuận lợi

để tăng vốn. Chẳng hạn lợi nhuận cao là một thuận lợi, thị trường vốn phát triển

nhanh cũng là một yếu tố hỗ trợ… Trong năm 2006, một loạt ngân hàng đã tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu và vẫn chưa cĩ thơng tin nào nĩi về thất bại của các Ngân hàng trong việc phát hành chứng khốn để tăng vốn điều lệ . Vốn điều lệ tăng nhanh, một mặt khẳng định hiệu quả hoạt động và tốc độ phát triển của ngành ngân hàng. Nhưng, mặt khác, cơ chế đào thải thể hiện rõ ở mặt này. Ngân hàng Nhà nước cĩ quan điểm khơng lập mới những ngân hàng nhỏ bé, thậm chí buộc phá sản những ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém. Ngân hàng Nhà nước

quy định về mức vốn điều lệ ít nhất từ 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 cũng thể hiện rõ quan điểm đĩ. Việc tăng vốn điều lệ ồ ạt và đồng loạt tại các Ngân hàng Thương

mại cổ phần trong đĩ Sacombank luơn là Ngân hàng dẫn đầu về tăng vốn điều lệ phần nào phản ảnh ý nguyện nâng chất Ngân hàng hoạt động dần theo các chuẩn

mực của Hiệp ước Basel, đảm bảo khả năng an tồn vốn tự cĩ .

Tuy nhiên việc tăng vốn tự cĩ của Ngân hàng chỉ thực sự cĩ ý nghĩa nếu như :

• Cùng với việc tăng vốn, hiệu quả kinh doanh cũng tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tương ứng với vốn tăng.

73

các Cổ đơng trên giấy tờ, vốn mua bán trên thị trường chứng khốn, vốn từ các giá trị vơ hình chưa định giá được mà chỉ cĩ giá trị tạm quy ước…. sẽ phát sinh rủi ro nếu Ngân hàng phát hành cổ phiếu khơng chuẩn bị kỹ những phương án về nhân sự và tổ chức lại kinh doanh thích ứng với phần vốn huy động thêm. Bởi lẽ, Ngân hàng cĩ khả năng gặp phải những khĩ khăn lớn về trả lợi tức (nhất là duy trì với mức lợi tức cao như trước khi phát hành bổ sung cổ phiếu), thậm chí ảnh hưởng đến khả

năng duy trì sự tồn tại của Ngân hàng.

• Việc tăng vốn phải lường trước được tiêu cực, rủi ro, nguy cơ thơn tính… do cĩ sự xuất hiện các yếu tố hỗ trợ, khơng kém phần quan trọng là nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ các tổ chức tín dụng lớn từ nước ngồi.

Hiện nay giữa “bản cáo bạch” về chiến lược phát triển tín dụng và thực tế phát triển tín dụng của Sacombank vẫn cịn mâu thuẫn, nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là sự bất nhất của 03 yếu tố : chỉ tiêu kinh doanh do Hội đồng quản trị đưa ra; việc chạy theo thành tích lập chiến lược-kế hoạch của các phịng ban cĩ chức năng tại Hội sở; việc chạy đua theo lợi nhuận trước mắt tại các cấp Chi nhánh. Trong hoạt động Sacombank đề ra mục tiêu là cơ cấu tín dụng doanh nghiệp phải

trội và dần phải chiếm tỷ trọng ngày một cao hơn tín dụng cá nhân thế nhưng trong các năm qua nếu xem xét dưới gĩc độ khách hàng vay thì tỷ trọng so sánh giữa tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp tại Sacombank chênh lệch khơng nhiều; thậm chí cĩ Chi nhánh tín dụng cá nhân lại chiếm tỷ trọng dư nợ cao hơn cả tín dụng doanh nghiệp.

Với quan điểm cho rằng : một Ngân hàng “lớn” là Ngân hàng hoạt động đạt lợi nhuận cao và cĩ tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp cao hơn tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân nên Sacombank luơn đặt chỉ tiêu kinh doanh cao và cũng luơn chú trọng, tiếp thị lơi kéo các khách hàng doanh nghiệp. Để cụ thể hố hai mục tiêu này các Chi nhánh được giao cả chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh lẫn chiến lược phát triển như chính tồn hệ thống . Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh giành thị phần, ra sức lơi kéo khách hàng của các Ngân hàng thương mại ngày một gay gắt; cĩ những lúc buộc các Chi nhánh phải lựa chọn một trong hai mục tiêu: đảm bảo cơ

74

cấu tín dụng theo chiến lược phát triển đề ra hoặc đảm bảo hồn thành chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh được giao. Vì lẽ đĩ xét trong một năm hoạt động cĩ giai đoạn các Chi nhánh ồ ạt phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cĩ giai đoạn lại ồ ạt phát triển đối tượng khách hàng cá nhân. Và để phục vụ cho các giải pháp phát triển mang tính đối phĩ với chính các mục tiêu do mình đặt ra, nhiều “sản phẩm” tín dụng đặc thù mang đậm nét riêng của Sacombank ra đời như : cho vay gĩp chợ, các khoản vay Nhanh-Nhỏ-Gọn (Nhọn) nhắm vào đối tượng khách hàng cá nhân; cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời; cho vay sản xuất đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời…điểm chung của các sản phẩm này là ít kén chọn khách hàng, thủ tục đơn giản nhưng phí, lãi suất rất cao và nhất là tiềm ẩn rủi ro lớn.

Một lưu ý nữa trong chiến lược phát triển tín dụng của Sacombank là chính sách cho vay bị ảnh hưởng theo phong trào. Cĩ giai đoạn, theo chủ trương từ Hội sở, các Chi nhánh Sacombank ra sức tập trung phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành nghề cụ thể, chẳng hạn : sắt thép, may mặc, da giày, giấy, đường, Repo cổ phiếu, các hình thức biến tướng của vay kinh doanh bất

động sản và nhất là kinh doanh vàng. Việc tập trung dư nợ lớn vào một ngành nghề

hoặc một đối tượng kinh doanh đã làm cho tình hình Nợ trễ hạn của Sacombank cĩ lúc tăng đột biến do sự biến động theo chiều hướng xấu của thị trường đối với

khách hàng, cụ thể trong năm 2006 Nợ trễ hạn của doanh nghiệp kinh doanh thép, bất động sản, và vàng phát sinh rất nhiều.

Do vậy để gĩp phần hạn chế nợ xấu phát sinh Sacombank cần hồn thiện chiến lược phát triển tín dụng của mình. Nên xây dựng một danh mục sản phẩm tín dụng trong đĩ các sản phẩm tín dụng cố định chiếm tỷ trọng lớn, chủ đạo; các sản phẩm tín dụng cĩ tính chất tạm thời nhằm tranh thủ khai thác thị trường chiếm tỷ trọng thấp và chỉ cho phép dao động trong biên độ kiểm sốt được. Mặt khác khơng nên phân, giao chỉ tiêu cố định về cơ cấu tính dụng như nhau cho tất cả các Chi nhánh mà chỉ nên khuyến khích các Chi nhánh phát triển tín dụng hướng đến mục tiêu cơ cấu chung của tồn hệ thống; việc nên tập trung khai thác thế mạnh tín dụng cá nhân hay tín dụng doanh nghiệp là tuỳ vào đặc thù của từng địa phương nơi Chi

75

nhánh hoạt động; việc phân, giao chỉ tiêu nên hướng đến tính ổn định, hiệu quả của từng Chi nhánh và về tổng thể thực tế phát triển từng năm tại các Chi nhánh đảm bảo được chiến lược phát triển của tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 72 - 75)