Hồn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực: Đa phần nhânviên lãnh đạo cấp trung gian tại Sacombank đều rất trẻ, thừa nhiệt huyết, giàu tính năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 92 - 97)

đạo cấp trung gian tại Sacombank đều rất trẻ, thừa nhiệt huyết, giàu tính năng động, tuy nhiên độ “chín”, độ sâu sắc trong cách nhận xét, đánh giá cơng việc,

kinh nghiệm sống cịn hạn chế nên nhìn chung vẫn cịn yếu kém về khả năng quản trị nhân lực. Do vậy trong cơng tác phát triển nguồn nhân lực thì khả năng quản trị của các cấp lãnh đạo chưa thể hiện được một cách nhìn tổng thể, về lâu dài chưa

đưa ra những chính sách phát triển, thu hút nhân tài; chưa thật sự kích thích tinh

thần hăng say lao động, sáng tạo của nhân viên, chưa phát huy sức mạnh của cá nhân, của tập thể.

Hiện tại so với một số Ngân hàng TMCP khác, Sacombank cĩ thể tạm hài lịng với chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực của mình; tuy nhiên chính sách sử dụng nguồn nhân lực của Sacombank hồn tồn chưa tạo được sự tin tưởng, an

93

thì cĩ thể nĩi chưa Ngân hàng nào sánh được với Sacombank : bộ khung lãnh đạo cao cấp thường xuyên thay đổi, lực lượng nhân viên tín dụng thường xuyên xáo trộn…khĩ cĩ thể tạo được nơi người lao động một tâm lý ổn định, một sự tin

tưởng vào sự nghiệp, vào tổ chức. Sự tin tưởng của cán bộ nhân viên vào ngân hàng là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho nhân viên cĩ tư tưởng an tâm về cơng tác, đem mọi khả năng của mình để cống hiến cho cơng việc, cho sự phát triển

chung của ngân hàng, đem lại hiệu quả lao động cao. Khi đã cĩ lịng tin và mức thu nhập ổn định thì các nhân viên sẽ tồn tâm tồn ý cống hiến mọi trí lực của

mình cho cơng việc, các hành vi tiêu cực cũng vì thế mà bị hạn chế. Mức độ an

tồn trong mọi hoạt động của Ngân hàng ngày thêm được củng cố và vì vậy hoạt

động tín dụng cũng giảm thiểu được các rủi ro cĩ nguyên nhân phát sinh từ sự

thối hố đạo đức của các cấp nhân viên tác nghiệp .

3.2.2. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước.

3.2.2.1. Thường xuyên cập nhật và hịan thiện hệ thống văn bản, quy

định…cĩ liên quan ngành, sao cho phù hợp với điều kiện mới, với thơng lệ

quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, qui định… là một trong những nhiệm vụ cấp bách mà các cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chĩng thực hiện nhằm đưa hoạt động chung của

ngành Ngân hàng ngày thêm phù hợp, tiến gần đến tiêu chuẩn chung của quốc tế. Nhìn chung trong những năm gần đây các cơ quan quản lý và Ngân hàng nhà nước đã cĩ những nỗ lực nhất định trong việc ban hành và hồn thiện các văn bản mang tính pháp lý chung như : Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật nhà ở,...;

những qui định đối với hoạt động Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực hoạt động

của ngành sao cho phù hợp với yêu cầu hội nhập như : ban hành các Quyết định

cĩ tính chất an tồn cho hoạt động của Ngân hàng, các qui định về vốn điều lệ tối thiểu trong hoạt động Ngân hàng, yêu cầu trình độ, năng lực quản trị của các thành viên sáng lập Ngân hàng, các yêu cầu về nguồn vốn hình thành vốn chủ sở hữu Ngân hàng…đã cĩ những tác động tích cực đối với các hoạt động kinh tế đồng

94

thời làm cho hoạt động ngành Ngân hàng ngày thêm hiệu quả và năng động. Tuy vậy xét về tổng thể các văn bản pháp luật cĩ liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa được ban hành một cách đồng bộ, chưa đầy đủ, các hướng dẫn chưa

thật sự rõ ràng và vẫn cịn các điều khoản cĩ thể gây hiểu nhầm, chưa chặt. Trong thực tế việc ban hành, chỉnh sửa, hướng dẫn các văn bản vẫn cịn tạo ra các tình trạng bị động khơng đáng cĩ cho các Ngân hàng, buộc các Ngân hàng rơi vào tình huống phải xử lý những phát sinh từ sự tắc trách, thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý và Ngân hàng nhà nước.

Mặc dù được đánh giá là tiến bộ, tuân thủ theo chuẩn quốc tế nhưng giữa những

điều khoản của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vẫn chưa thật sự chặt chẽ. Cụ thể

Quyết định này cho phép các tổ chức tín dụng trong thời gian chưa xây dựng được

hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng thì cĩ thể phân loại và xếp hạng khách hàng theo tuổi Nợ; tức là được áp dụng Điều 6. Trong một khoản thời gian nhất

định mà Ngân hàng Nhà nước cho phép, tổ chức tín dụng nào đã xây dựng được hệ

thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng cho riêng mình thì phân loại và xếp hạng theo kết quả hệ thống đĩ, tức áp dụng Điều 7. Thế nhưng khi Ngân hàng phân loại và xếp hạng theo Điều 6 (mang tín định lượng) hay Điều 7 (mang tính định tính và cĩ tác dụng cảnh báo từ xa) thì kết quả xếp loại giữa 2 cách chắc chắn khác biệt nhau rất nhiều. Điều đĩ hiển nhiên tạo kẽ hở và chưa thật sâu sát với các chính sách trích lập dự phịng, xử lý rủi ro của Ngân hàng. Mặc khác Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa cĩ hướng dẫn cụ thể nào và cũng chưa đưa ra được các tiêu chuẩn thống nhất

cho các Ngân hàng trong việc xây dựng hệ thống định hạng, xếp loại khách hàng và phân loại nợ , đồng thời cũng chưa cĩ đưa ra cụ thể cơ quan, đơn vị nào kiểm định tính khoa học, độ chính xác của hệ thống định hạng, xếp loại khách hàng và phân

loại nợ .

3.2.2.2. Kiện tịan hệ thống xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng CIC

Thơng tin tín dụng gĩp phần giúp các Ngân hàng thương mại hạn chế rủi ro tín dụng, từ đĩ giảm thiểu tổn thất và tăng lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. Nhờ

95

đưa ra các quyết định tín dụng sau cùng. Hiện nay hầu như các tổ chức tín dụng đều khai thác thơng tin tín dụng từ trung tâm cung cấp thơng tin tín dụng của

Ngân hàng nhà nước- CIC; và trong các năm gần đây thơng tin tham khảo do CIC cung cấp trở thành một phần khơng thể thiếu trong quá trình thẩm định mĩn vay

của Sacombank. Tuy nhiên trong thực tế việc đặt niềm tin nhiều vào thơng tin do CIC cung cấp để đi đến quyết định tín dụng cuối cùng đơi khi lại thiếu an tồn cho mĩn vay, bởi lẽ các thơng tin ấy đã lỗi thời, thiếu chính xác hoặc sai sự thật hồn tồn. Sự thiếu chính xác của thơng tin CIC thường thể hiện ở các điểm : sai số tổ chức tín dụng mà khách hàng đang quan hệ, dư nợ phát sinh quá hạn, số lần cơ cấu nợ, thời gian khách hàng đặt và kết thúc quan hệ tín dụng, thơng tin về khách hàng, về người đại diện doanh nghiệp, báo cáo tài chính của khách hàng…Cĩ thể

nĩi rằng những sai sĩt này xảy ra là do CIC cịn rất thụ động, trơng chờ và ỷ lại vào nguồn cung cấp thơng tin mà CIC đang sử dụng. Thơng thường thơng tin CIC cĩ được là do chính các Ngân hàng thương mại cung cấp mà cĩ, do vậy nếu các Ngân hàng thiếu thiện chí hoặc cung cấp sơ sài lấy lệ thì chất lượng thơng tin hầu như khơng cĩ giá trị tham khảo đối với các phán quyết tín dụng .

Để ngày một hồn thiện chất lượng thơng tin mà mình cung cấp, đủ làm cơ sở

tham khảo tốt cho các tổ chức tín dụng, thiết nghĩ CIC nên :

- Bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng phải tham gia và cĩ trách nhiệm hỗ trợ cung cấp thơng tin cho CIC.

- Quy định các doanh nghiệp cĩ quan hệ tín dụng lớn với Ngân hàng định kỳ phải báo cáo cụ thể các thơng tin tổng quát về doanh nghiệp mình .

- Thơng tin khách hàng vay phải được thu thập tồn diện, đầy đủ và khơng giới

hạn bất kỳ mức vay nào.

- Phối hợp chia sẻ thơng tin với các cơ quan Thuế, Thống kê. Xây dựng đội ngũ chuyên viên cĩ chất lượng trong việc thực hiện thu thập, xử lý, cập nhật thơng tin.

- Phân chia và quản lý thơng tin khách hàng theo vùng, miền, hoặc theo khu vực

để cơ động trong xử lý, tránh được sự nhầm lẫn, chồng chéo đối với khách hàng cĩ

96

- Liên kết, hợp tác với các định chế tài chính bên ngồi nhằm mở rộng thơng tin thu thập mang tính khu vực và quốc tế.

- Nên sịng phẳng, cộng tác với các tổ chức tín dụng trên cơ sở hai chiều, cĩ phản hồi và cĩ trách nhiệm.

97

KẾT LUẬN

Trên cơ sở trình bày các nội dung lý luận cơ bản liên quan đến rủi ro tín dụng, các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nĩi chung của hệ thống Ngân hàng Thương mại, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thể hiện một số nội

dung chính gồm: phân tích thực trạng rủi ro của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sàigịn Thương Tín - Sacombank dưới các gĩc độ ảnh hưởng khác nhau trên cơ sở số liệu báo cáo rủi ro giai đoạn 2005-2006; trình bày thực trạng các biện pháp phịng ngừa rủi ro mà Sacombank đang thực hiện, ra các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng rủi ro tín dụng. Thơng qua đĩ, đề tài đã đi sâu khai thác nêu lên tồn bộ nội dung về rủi ro tín dụng của tồn hệ thống Sacombank.

Đề tài đã khái quát một số chuẩn mực về quản lý chất lượng tín dụng, các biện

pháp hạn chế rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và phân tích một các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, luận văn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn gĩp phần hồn thiện những giải pháp phịng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng nĩi riêng và hoạt động

kinh doanh nĩi chung tại Sacombank thêm an tồn, hiệu quả.

Quản trị rủi ro tín dụng là một lĩnh vực rộng lớn nên khơng tránh được những thiếu sĩt và chắn chắn cịn nhiều điểm cần thảo luận. Kính mong sự chỉ dẫn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 92 - 97)