Phân tích các nguyên nhân ảnh hưỏng đến hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 123)

- Tốc đột ăng trưỏTig [y

2.4.4. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưỏng đến hoạt động tiêu thụ

động tiêu thụ

Hoat động ti^u thụ chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gôm cả nguyên nhân idiách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân lượng hóa được mức độ ảnh hưởng (nhân tố) và nguyên nhân không lượng hóa được. Để có thể xác định chính xác nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hbạch tiêu thụ, khi phân tích, cần sắp xếp và phận loại các nguyên nhân thành 3 nhóm: nhóm nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp, nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng và nhóm nguyên nhân thuộc về Nhà nửớc.

Những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp

■ Những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp là những nguyên nhân mang tính chủ quan, thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp bao gồm các nguyên nhân như: số lượĩig, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và việc tể chức công tác tiêu thụ.

• - Số lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thự.

Số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là nhân tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ. Bởi vì, doanh nghiệp m uốn'hoàn thành kế hoạch tiêu thụ thì trước hết phải có đủ lượng hàng cần thiết. Mối quan hệ giữa lượng hàng tiêu thụ với lượng hàng tồn kho, sản xuất hay thu mua trong kỳ thể hiện

qua công thức:

Lượng hàng Lượng Lượng hàng sản Lượng

tiêu thụ = hàng tồn + xuẩt hay mua - hàng tồn

trong kỳ kho đầu kỳ vào trong kỳ kho cuối kỳ

Qua mối liên hệ trên, ta thấy rõ: nếu số sản phẩm, hàng hoc tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ tăng lên thì sẽ tạo điều kiệr thuận lợi cho tiêu thụ, có thể góp phần làm tăng khối lưọng hàn^ bán ra. Bởi vậy cần đi sâu phân tích các nguyên nhân, xem xét sc tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ với lượng dự trữ cần thiế' thường xuyên, dự trữ thời vụ và lượng dự trữ bảo hiểm. Tronị một số trường hợp, có thể kế hoạch sản xuất hay thu mua troriỄ kỳ không hoàn thành nhưng do doanh nghiệp giảm bớt- lượng diỉ trữ cuối kỳ (tồn kho cuối kỳ) nên vẫn hoàn thành kế hoạch tiêi thụ trong kỳ. Tuy nhiêri, trong trường hợp này, cho dù hoàn thành kế hoạch tiêu thụ nhưng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của kỳ tiếp theo.

Lượng hàng hoá dự trữ (tồn kho) đầu kỳ hay cuối kỳ là sụ phản chiếu trở lại tình hình tiêu thụ. Nó cho biết khả năng và xu thế tiêu thụ của mỗi loại hàng hoá, mức độ tiếp nhận của th trường về các loại sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Từ đó quyết định mức mua vào (với đơn vị kinh doanh hàng hoá...) mức sản xuất trong kỳ (với đơn vị sản xuất hàng hoá). Lưọng hàng hoá mua vào nhiều hay ít chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như khả năng tài chính của doanh nghiệp, phưofng tiện vậri chuyển, bảo quản, sức mua của thị trường, v.v...

- Chất lượng hàng hoả, sản phẩm, dịch vụ:

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là tổng hợp các tính chất của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ mà nhờ đó, hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ có công dụng tiêu dùng nhất định. Chất lượnỄ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên trong cạnh tranh,-doanh nghiệp phải không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượnị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụng cấp ra trên thị trường.

Khi phân tích chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, cầr so sánh các thông số phản ánh chất lượng như; thời hạn sử dụng màu sắc, mùi vị, bao gói, nhãn hiệu, giá cả... Đồng thời, các nhí

phán lích phải gắn với kết quả điều Ira nhu câu thị trưừn,^] theo mức độ tiếp nhận của thị trường đối với từng tiêu cl.í chất lượng để đánh giá. Phân tích chất lượng sản phẩm phải đặt trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra, với nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm , với giá bán...

- Tổ chức công tác tiên thụ:

Tổ chức công tác tiêu thụ bao gồm hàng loạt khâu công việc khác nhau, từ việc xác định giá bán; tiến hành quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chức m ạng lưới tiêu thụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, họp đồng vận chuyển, điều tra, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, chính sách hậu mãi, chính sách bán hàng, v.v... Cuổi cùng là việe khẩn trương thu hồi tiẻn hàng bán ra. Đây chính là những biện pháp chủ quan của doanh nghiệp nhẳm tnủt; aảy quá trình tiêu thụ được nhanh chóng.

Việc xác định giá bán là công việc hết sức quan ừọng, ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cũng như hiệu quả kinh doanh. Yêu cầu đặt ra khi xác định giá bán là phải hết sức linh hoạt và phù hợp. Trong điều kiện bình thường, giá cả và lượng hàng tiêu thụ có quan hệ ngược chiêu nhau, giá hẳỊĩ càng cao thì lượng hàng tiêu thụ càng giảm và ngược lại, giá bán giảm sẽ tăng được lượng hàng bán ra. Tuy nhiên, trong một sổ điều kiện nhất định, giá bán giảm chưa chắc lượng hàng tiêu thụ đã tăng.

Các nguyên nhân thuộc về khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là "thượng đế". Nhu cầu (tự nhiên hay mong muốn), khả năng thanh toán, mức tiêu thụ, thói quen, tập tính sinh hoạt, phong tục, truyền thống, thị hiếu, tâm lý, ... của người tiêu dùng là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng hàng liêu thụ cả về số lượng và chất lượng hàng tiêu thụ.

Khi xem xét các nguyên nhân thuộc về khách hàng, tnrớc hêt phải chú trọng đên thu nhập hay khả năng thanh toán của khách hàng. Thu nhập của khách hàng có tính quyết định lượng hàne mua. Thông thường, khi có thu nhập tăng thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng cũng tăng lên. Mặc dầu là những nguvên nhân khách quan nhưng nếu doanh nghiệp tìm hiểu kỹ

càng và nắm bắt được từng nguyên nhân cụ thể theo từng đối tượng khách hàng sẽ là một điều kiện thuận lợi và là căn cứ quan trọng trong việc xác định mặt hàng và thị trường kinh doanh cũng như việc định giá bán của từng mặt hàng cùng các chính sách bán hàng kèm theo.

@. Các nguyên nhân thuộc về Nhà nước

'C ác chính sách thuế khoá, lãi suất, chính sách tiêu thụ, chính sách kích cầu, chính sách bảo trợ, chính sách ngoại hối, ... của Nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nói trên để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, sản phẩm. Việc tìm hiểu và nắm bắt kịp thời chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là điều kiện cần thiết để đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)