Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng và kỳ hạn tiêu thu

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 117)

- Chi phí thuê phương tiện Chi phí thuê mặt bằng,

2.4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng và kỳ hạn tiêu thu

tiêu thu

Đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mới chỉ cung cấp cho các nhà quản lý biết được mức độ chung về thực hiện kể hoạch tiêu thụ mà chưa cung cấp cho các nhà quản lý biết được tình hình tiêu thụ từng mặt hàng cũng như tình hình chấp hành kỳ hạn tiêu thụ. Bởi vậy, cần thiết phải đi sâu phân tích tình hình kế hoạch tiêu thụ mặt hàng và tình hình chấp hành kỳ hạn tiêu thụ - nhất là với các mặt hàng chủ yếu, các khách hàng chủ yếu và khách hàng truyền thống.

Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp biết được mặt hàng nào bán được, thị

trường đang cần mặt hàng nào, với mức độ bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được... Qua đó, các nhà quản lý sẽ quyết định điều chỉnh kê hoạch sản xuât, thu mua cho phù hợp. Với những mặt hàng đang bản chạy, sẽ tăng cường lưọng sản xuất hay mua vào. Ngược lại, với những mặt hàng ế ẩm, bán chậm, doanh nghiệp sẽ giảm bớt lượng sản xuất hay thu mua.

Nguyên tắc phân tích tiêu thụ mặt hàng là không được lấy mặt hàng tiêu thụ vượt mức kế hoạch để bù cho mặt hàng tiêu thụ hụt dự kiến vì bản thân chỉ tiêu mức tiêu thụ mặt hàng không chứa đựng được yếu tố tính toán bù trừ. Có như vậy mới phản ánh đúng thực trạng tiêu thụ. Vì thế, khi phân tích tiêu thụ mặt hàng, các nhà phân tích cần thiết sử dụng thước đo hiện vật, tiến hành so sánh lượng tiêu thụ thực tế với lượng tiêu thụ dự kiến trong kế hoạch theo từng mặt hàng chủ yếu cũng như theo từng thị trưÒTig chủ ỵếu. Mức độ thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo từng mặt hàng trên tổng sổ cũng như theo từng thị trường sẽ phản ánh rõ nét nhất tình hình tiêu thụ mặt hàng của doanh nghiệp. Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:

Bảng 2.12: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng theo thị trường tiêu thụ

Mặt hàng và thị Kế Thực Thực hiện so vói kê hoạch

trưòng tiêu thụ hoach• hiên db %

1. Mặt hàng A; Trong đó: - Thị ừường X: - Thị trường Z; - 2. Mặt hàng B: Trong đó: - Thị trường J: - Thị trường K: '' > * 1

tiêu thụ mặt hàng, các nhà phân tích cần sử dụng thước đo giá trị vả tinh ra chỉ tiêu "Tỷ lệ chung về thực hiện kế hoạch tiêu thụ

n QmiPOi i=\ . mặt hàng" theo công thức: Tm = —--- X 100 n <Ì0iP0i /=[ T rong đó: , : ỉ ;

- Tị^: Tỵ, lệ churịg về thực hiện kế hoạch tiêu thụ m ặt hàng; - Qoh Ọii ' Khối, lượng mặt hàng i tiêu thụ kỳ kể hoạch, kỳ thực tế (i = Ị^^- .

- KhốỊ lượng mặt hàng i được coi là hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng.

- Por ' Giá bán đơn vị mặt hàng i kỳ kế hoạch (không bao

gồm thuế GTGT).

Kiiối lượng mặt hàng i được coi là hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng (qmi) được xác định theo ngưy-^ 1 tắc "không được bù trừ"; nghĩa là không được lấy phần tìâu thụ vượt kế hoạch của mặt hàng này để bù cho phần tiêu thụ hụt kế hoạch của m ặt hàng khác. Trong trường hợp khối lượng tiêu thụ thực tế lớn hơn kế hoạch (qii > qoi), qmi sẽ được xác định đúng băng qoị. N gược lại, trường họp khối lượng tiêu thụ thực tế < kế hoạch (qii < qoi), qmi được xác định đúng bằng qii.

Trị số của chỉ tiêu "Tỷ iệ chung về thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng" nếụ bằng 100% sẽ cho thấy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng, toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp đều hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này nếu nhỏ hơn 100%, chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng. Trị số của chỉ tiêu càhg nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp càng không hoàn thành .kế hoạch tiêu thụ mặt hàng, một hoặc m ột số mặt hàng có tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ quá thấp.

Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra đổi với các doanh nghiệp là không chỉ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ trên tổng số và theo từng mặt hàng mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải tôn trọng cả kỳ hạn tiêu thụ đã ký kết với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thông và khách hàng chủ yểu. Tiến hành chuyển giao kịp thời sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho người mua

là biện pháp trực tiếp để bảo đảm chất lượng sản phẩm, thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Việc tôn trọng kỳ hạn tiêu thụ đã ký kết với khách hàng là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho doanh nghiệp phân tích ổn định và bền vững. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tôn trọng kỳ hạn tiêu thụ đã ký kết với khách hàng thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng sẽ mất khách; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ làm ra sẽ không tiêu thụ được và khả năng phá sản là điều dễ thấy. Nếu doạnh nghiệp giao hàng không đủ theo số lượng đã ký trong từng khoảng thời gian, cụ thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng, khách hàng sẽ thiếu hàng hoá, vật tư cho kinh doanh, gây gián đoạn cho kinh doanh và ảnh hưởng đến các đối tác khác của khách hàng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp giao quá nhiều hàng (giao thừa) so với hợp đồng đã ký trong từng giai đoạn sẽ làm cho khách hàng gặp khó khăn không chỉ về vốn mà còn khó khăn cả về kho tàng chứa đựng, bảo quản, .... Bởi vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng đã ký và sự thoả thuận của khách hàng.

Khi phân tích kỳ hạn tiêu thụ, trước hết cần phân chia thời gian thành những khoảng bằng nhau rồi so sánh lượng sản phẩm, hàng hoá đã chuyển giao, dịch vụ đã thực hiện trong từng khoảng thời gian với khách hàng theo hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, phải liên hệ với tình hình sần xuất, c u n g jín g của doanh nghiệp, sản xuất và thu mua đến đâu phải tiêu thụ kịp thời đến đó, tránh ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)