Kết thúc phân tích

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 36)

- Tẩng họp kết quả phân tích, rút ranh ận xét, kết luận

1.4.2.3.Kết thúc phân tích

Kết thúc quá trình phân tích, các nhà phân tích phải nêu được kết luận phân tích và viết báo cáo phân tích. Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Nội dung cụ thể của kết luận phân tích hay báo cáo phân tích khá đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và nội dung phân tích. Tuy nhiên, nhìn chung, báo cáo phân tích thường bao gồm 3 phần cụ thể như sau:

- Đặt vấn đề:

Trong phần đặt vấn đề, sau khi nêu đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp về nhiệm vụ, phương hướng, vốn liếng, thị trường và môi trường kinh doanh, cần nêu bật sự cần thiết và ý nghĩa, mục tiêu của vấn đề phân tích.

- Giải quyết vấn đề:

Phần này bao gồm việc đánh giá chung tình hình, xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu cũng như chỉ ra những tồn tại, những khiếm khuyết trong quản lý kinh doanh. Đồng thời, vạch rõ tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng.

- Keỉ luận vấn đề:

Kết luận vấn đề là sự khái quát kết quả thực hiện quá trình phân tích trong từng đợt phân tích cụ thể. Yêu cầu đặt ra trong kết luận vấn đề là phải ngắn gọn, chính xác, cô đọng, đầy đủ về vấn đề phân tích.

Sau khi nêu kết luận vấn đề, báo cáo phân tích cần đề \u ất các kiến nghị và biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động kinh doanh nhằm động viên, khai thác khả năng tiềm tàng để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Báo cáo phân-tích được trình bày trước hội nghị phân tích (Ban Giám đốc, toàn thể người lao động, cổ đông, nhà đầu tư, ...) tùy thuộc vào mục đích phân tích để đối tượng nắm được tình hình, phát hiện thêm nguyên nhân, bổ sung biện pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Khi trình bày báo cáo, cần có minh hoạ cụ thể, rõ ràng về thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp.

C h ư ơ n g 2

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 36)