Nghĩa và nội dung củạ hoạtđộng kinh doanh

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 38)

- Tẩng họp kết quả phân tích, rút ranh ận xét, kết luận

2.1.1.nghĩa và nội dung củạ hoạtđộng kinh doanh

Hoạt động kỉnh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợ nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp. Với mục đích kiếm lợi, cá( doanh nghiệp thuộc các loại hình và cảc hình thức sờ hữu khác nhau hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều tiến hành cá( hoạt động kinh doanh. Nếu không tiến hành các hoạt động kiní doanh, đoanh nghiệp sẽ không bù đắp được chi phí bỏ ra, khônị có nguồn tích lũy để tái sản xuất m ở rộng, không đóng gỏp đượ( cho Ngân sách, không tạo được công ăn việc làm cho người lac động và cũng không bảo đảm thú nhập cho người lao động cũnị như cho các chủ sở hữu. Trên tất cả, nếu không tiến hành hoạ độne kinh dơanh, doanh nghiệp sẽ không t ó cơ sở để tồn tại vi phát triển, không có điều kiện đóng góp cho xã hội.

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịcl vụ hay kinh doanh tiền tệ), hoạt động kinh doanh mà các doanl nghiệp tiến hành cũng có những khác biệt nhất định. Doanỉ nghiệp có thể lựa chọn tiến hành một hay một số hoặc tất cả cá( công đoạn của quá trình đầu tư cho mục đích kinh doanh từ khâi sản xuất đến khâu tiêu thụ hay tiến hành cung ứng dịch vụ trêi thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Những công đoạn hay nhữnị hoạt động cụ thể mà các doanh nghiệp thực hiện tuy khác nhai nhưng xét về tổng thể, hoạt động kinh doanh doanh nghiỘỊ

tiến hành có thể phân thành 3 hoạt động^ chủ yếu: hoạt độn! cung cấp, hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ.

Hoạt động cung cấp (hay hoạt độn 2 thu mua, cung ứng) li hoạt động khởi đầu của một doanh nghiệp sau khi hoàn tất qu;

trình đầu tư. N ếu không có hoạt động cung cấp, doanh nghiệp không thế tiến hành kinh doanh được. N hờ có hoạt động cung cấp, các doanh nghiệp mới có đủ lượng vật tư cung cấp cho hoạt động sản xuất hay thực hiện các dịch vụ (với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ) hay có đủ lượng hàng hóa cần thiết cung cấp cho hoạt động tiêu thụ (với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại) hoặc huy động đủ vốn cho hoạt động cho vay (với các doanh nghiệp kinh doanh tiên tệ). Hiểu theo một nghĩa rộng hom, hoạt động cung cấp còn bao gồm cả việc đầu tự, trang bị tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh hay cung ứng lao động cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các hoạt động liên quan đến đầu tư, mua sắm, trang bị tài sản cộ định thuộc hoạt động đầu tư (đầu tư cho bản thân doanh nghiệp) nên sẽ được xem xét ở chương 3 “Phân tích hoạt động đầu tư” ;

Để thực hiện hoạt động cung cấp, các doanh nghiệp phải mua săm những tư liệu sản xuất cần thiết để thực hi kê hoạch sản xuất hay kể hoạch tiêu thụ theo các phương án dã được lựa chọn và khả năng thực tể của thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi, V.V..) để thực hiện hoạt động cung cấp. Ket quả của hoạt động cung cấp được thế hiện qua lượng vật tư, hàng hóa thu mua, dự trữ cho kinh doanh cũng như số lượng, chất lư ợ đ | lao động hay m áy móc, thiết bị và các tài sản cố định khác trang bị cho hoạt động kinh doanh.

Hoạt động sản xuất là hoạt động tiếp theo sau hoạt động cung cấp mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuât hay cung ứng dịch vụ tiến hành. Hoạt động sản xuất được thực hiện nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh; yểu tổ lao động (có sức lao động), yếu tố tư liệu lao động và yếu tố đối tượng lao động. Kết quả của sự kết hợp này là khối lượng sản phẩm được tạo ra, dịch vụ được thực hiện với chấl lượng tương ứng. Với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, hoạt động sản xuất thường trùng với hoạt động tiêu thụ; nghĩa là quá trình thực hiện dịch vụ cũng chính là quá trình tiêu thụ dịch vụ.

Hoạt động tiêu thụ là hoạt động cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Tại đây, sản phẩm đã sản xuất ra (với doanh nghiệp sản xuất) hay hàng hóa đã thu mua (với doanh nghiệp thương

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích kinh doanh (Trang 38)