CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN
2.1 Vai trò của ngành thuỷ sản
2.1.1 Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Thuỷ sản được coi là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng nhất,
đáp ứng nhu cầu protein động vật và chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, 77%
sản lượng thuỷ sản của thế giới đã được sử dụng làm thực phẩm trực tiếp cho con
người. Ngày nay, nhu cầu thuỷ sản đã và đang tiếp tục gia tăng, dẫn đến nguồn cung cấp thực phẩm thuỷ sản của thế giới phát triển nhanh và có xu thế tăng trưởng cao hơn nhiều so với thực phẩm có nguồn gốc từ các lồi động vật khác. Sự tăng trưởng mạnh của nguồn cung cấp thực phẩm thuỷ sản, một phần còn do những tác động khách quan của bối cảnh thế giới về bệnh dịch động vật như bệnh bò điên, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng, đã làm giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm thịt gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi.
Một nửa xuất khẩu thủy sản trên thế giới bắt nguồn từ các nước đang phát
triển trong khi 80% nhập khẩu thuộc về các nước phát triển. Xuất khẩu ròng từ các nước đang phát triển đạt mức 25,4 tỷ USD trong năm 2008. Các sản phẩm từ cá là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng tại các nước đang phát triển.
Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cao. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10
nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới - chiếm khỏang 50% kim ngạch của toàn thế giới. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của 10 quốc gia hàng đầu (Trung Quốc: 9.2%, Norway: 5.7%, Thái Lan: 5.6%, Mỹ: 5.5%, Đan Mạch: 5%, Canada: 4.9%, Tây Ban Nha: 3.6%, Chile: 3.5%, Hà Lan: 3.5%, Việt Nam: 3.4%)
Ngành khai thác hải sản Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể từ một nghề cá thủ cơng có quy mơ nhỏ, hoạt động chủ yếu ở vùng biển ven bờ, đến nay đã phát triển nhanh chóng, từng bước chiếm lĩnh các ngư trường xa bờ. Đặc biệt, từ
sản lượng khai thác hải sản của cả nước. VN được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng khai thác hải sản trên biển, xếp thứ 12 trên thế giới về năng lực đánh bắt với sản lượng luôn ổn định ở mức 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm.
Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trị quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi
miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và ni nước ngọt. Đến năm 2009, diện tích ni trồng thuỷ sản ở Việt Nam đạt khoảng 1.065.000 ha, sản lượng 2.300.000 tấn, phấn đấu kế hoạch năm 2010 là 1.110.000 ha, sản lượng 2.700.000 tấn.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam cịn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để ni trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng cơng trình ni trên các vùng đất cát hoang hố, chuyển đổi mục đích sử
dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước khởi động ngoạn mục
với các lồi tơm hùm, cá giị, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức ni lồng, bè. Ni nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển ni cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; nuôi đặc sản được mở rộng; sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ngày càng tăng trong tổng doanh số xuất khẩu hàng năm, theo bảng sau:
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 1996 – 2009
Đvt: triệu USD
Năm Toàn quốc Thuỷ sản Tỷ trọng(%)
1996 7.255 670 9.2 1997 9.185 776 8.4 1998 9.360 858 9.2 1999 11.540 976 8.5 2000 14.308 1.478 10.3 2001 15.100 1.816 12 2005 32.440 2.800 8.6 2006 39.830 3.360 8.4 2007 48.560 3.750 7.7 2008 62.690 4.510 7.1 2009 57.100 4.250 7.4
Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản, www.customs.gov.vn
Qua bảng trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm, kim ngạch năm 2009 tuy có giảm hơn so với năm 2008 nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia thì vẫn chiếm tỷ trọng khá và cao hơn năm 2008.