Nhà nước cần tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, qu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 60)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

3.1.1 Nhà nước cần tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, qu

hoạch và định hướng phát triển.

Nhà nước cần có các biện pháp cải thiện mơi trường đầu tư, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, tập trung xóa bỏ các qui định và thủ tục mang tính hành chính, đồng thời hồn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp qui. Rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, khơng cịn phù hợp với điều kiện

thực tế hiện nay để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao chứ khơng đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm tạo hành lang pháp lý thơng thống và an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Nhà nước cần ban hành hệ thống qui chế mới phù hợp với nội dung luật ngân hàng theo xu hướng hiện đại, đặc biệt là các văn bản qui định bắt buộc về kiểm toán ngân hàng, qui định xử phạt các tổ chức tín dụng vi phạm các qui định của ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan, qui định về việc tổ chức, sáp nhập, giải thể, thu hồi giấy phép, phá sản các tổ chức tín dụng, qui chế bắt buộc các ngân hàng công bố bảng tổng kết tài sản, kết quả kinh doanh sau khi kết thúc năm tài chính.

3.1.2. Nhà nước có các giải pháp để đưa việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thanh tốn qua hệ thống ngân hàng trở thành phổ biến trong cuộc sống.

Hiện nay các hộ gia đình đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản gần như chưa biết đến việc thanh toán qua ngân hàng, việc mua bán nguyên liệu, con giống… với doanh nghiệp chế biến, cung ứng… được thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt. Việc này gây khơng ít khó khăn cho ngân hàng trong thẩm định nguồn tiền của doanh nghiệp

thanh toán qua ngân hàng là một nhu cầu của mọi tầng lớp trong xã hội thì việc kiểm tra, kiểm sốt hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân khơng cịn là vấn đề, giúp cho việc thẩm định của ngân hàng cũng như việc kiểm tra sau cho vay, thu hồi nợ vay… dễ dàng hơn.

3.1.3 Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình, cũng như định hướng, quy hoạch cho từng ngành hàng hướng, quy hoạch cho từng ngành hàng hướng, quy hoạch cho từng ngành hàng

Dựa vào các tiêu chí đó các hộ gia đình, doanh nghiệp cũng như ngân hàng có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, điểm mạnh, điểm yếu của

mình từ đó định hướng đầu tư thích hợp. Tránh hiện tượng các hộ gia đình đổ xô

nhau đi đầu tư vào một ngành hàng nào đó trong khi doanh nghiệp chưa tìm được thị trường đầu ra, thị trường nguyên liệu dư thừa, như hiện tượng ni cá basa, tơm trước đây… từ đó làm cho ngân hàng khơng dám rót vốn đầu tư tiếp, khi đó thị

trường càng ảm đạm thêm, người chịu thiệt cuối cùng vẫn là các hộ gia đình.

Nhà nước cần có định hướng chuyển từ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa theo bề rộng và tốc độ cao hiện nay sang phát triển theo hướng coi trọng hơn chất lượng và hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Từ đó doanh nghiệp thủy sản sẽ có các kế hoạch dài hơi về nguồn vốn

cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.

3.1.4 Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp thuỷ sản thường rất lớn, khi thị trường tài chính phát triển các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn

phương pháp huy động vốn phù hợp như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh, liên kết…ngoài hình thức vay ngân hàng truyền thống.

Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể đầu tư nguồn vốn

tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả bằng cách đầu tư, liên kết vào các công ty cùng ngành hoặc các công ty vệ tinh cung ứng nguyên liệu…và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

Ngoài ra các doanh nghiệp có thể sử dụng các cơng cụ phái sinh tiền tệ để

bảo hiểm tỷ giá cho hoạt động xuất nhập khẩu, giúp chủ động kinh doanh tránh

những biến động bất lợi dẫn đến thua lỗ cho doanh nghiệp.

3.1.5 Nhà nước cần tạo cơ chế riêng cho các chủ thể hoạt động trong ngành thuỷ sản

Nhà nước thiết kế các chương trình hỗ trợ đặc biệt của mình, hoặc thơng qua các hình thức bảo lãnh đơn giản của ngân hàng phát triển để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến, các hộ gia

đình được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của nhà nước dễ dàng.

Riêng đối với các hộ gia đình, nhà nước có thể thơng qua sự bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể tại địa phương để hỗ trợ vốn cho họ, hoặc thiết kế các gói sản

phẩm dành cho họ và thực hiện qua các NH TMCP.

3.1.6 Nhà nước tăng cường, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại

Để mở rộng thị trường, đấu tranh chống các rào cản thương mại, kỹ

thuật…tại các nước nhập khẩu khơng chỉ một mình Hiệp hội thuỷ sản làm được mà cần phải có sự hỗ trợ từ cấp vĩ mô, nhà nước cần đầu tư mạnh hơn nữa cho doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp trong việc khai phá các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông…

Từ việc mở rộng thị trường, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị phần, doanh số xuất khẩu từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ bán cho các ngân hàng, góp phần cải

thiện tình hình thiếu hụt ngoại tệ hiện thời, ổn định thị trường tiền tệ.

3.1.7 Ngân hàng nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Đặc biệt là kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thương mại trong việc chấp

hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn quốc tế. Giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng yếu kém, có phương án và bước đi cụ thể để củng cố, phục hồi, sáp nhập hoặc giải thể các tổ chức này, không để xảy ra các sự việc nghiêm trọng như vừa qua. Qua đó có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng trong sạch vững mạnh.

Bên cạnh đó, để các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy định của ngành thì NHNN cần thực thi chính sách tiền tệ thận trọng, điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá, sử dụng tích cực các cơng cụ để thực thi chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng, tỉ giá hối đoái, can thiệp vào

thị trường vàng và ngoại tệ...) thay dần các biện pháp hành chính để vừa ổn định môi trường vĩ mô, vừa tạo môi trường thuận lợi và thơng thống cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của ngân hàng.

3.1.8 NHNN có biện pháp để xử lý nợ tồn đọng, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý điều hành nâng cao trình độ quản lý điều hành nâng cao trình độ quản lý điều hành

NHNN xây dựng các chuẩn mực để các tổ chức tín dụng hồn thiện hệ thống thơng tin rủi ro, trích lập dự phịng rủi ro chính xác và hiệu quả và theo thơng lệ quốc tế, tôn trọng và đề cao quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các TCTD

Hiện nay, nhà nước đã có một loạt các văn bản hướng dẫn và cho phép thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp thuộc các ngân hàng thương mại như quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/04/1999 về "qui chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng", quyết định 305/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/09/2000

về "qui định thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại", quyết định 306/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/09/2000 về "qui định tạm thời mẫu điều lệ công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp thuộc ngân

hàng thương mại". Đây là một trong những giải pháp quan trọng để xử lý nợ tồn đọng hiện nay. Thực tế là từ trước đến nay tùy theo mức độ và qui mô của nợ quá

hạn mà các ngân hàng thương mại đã có biện pháp quản lý nợ và khai thác tài sản

thế chấp để thu hồi nợ quá hạn như thành lập tổ đòi nợ, thành lập phòng quản lý và khai thác tài sản nợ,… nhưng hiệu quả trong công tác thu hồi vốn vẫn chưa cao do trình tự thực hiện phải trải qua nhiều khâu, tốn kém thời gian, chi phí và vượt khỏi khả năng của ngân hàng.

3.2 Những giải pháp về phía các ngân hàng TMCP

3.2.1 Hồn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định

3.2.1.1 Quan tâm việc đánh giá khách hàng trước cho vay

Thẩm định yếu tố pháp lý của khách hàng vay

Người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đối với các khoản vay.

Cơng việc kiểm tra tính cách pháp lý của khách hàng được thực hiện chặt chẽ khi thẩm định hồ sơ tín dụng. Khách hàng của ngân hàng là những chủ thể có đầy

đủ năng lực pháp lý. Do các công ty thuỷ sản thường đặt nhà xưởng tại các tỉnh, còn

văn phòng giao dịch đặt tại TP.HCM nên ngân hàng chú ý đến các mối quan hệ

trong nội bộ công ty như: cơng ty mẹ - con, trụ sở chính – chi nhánh, văn phòng đại diện…

Đối với khách hàng mới đặt quan hệ, ngân hàng đòi hỏi các tài liệu chứng

minh năng lực pháp lý. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì ngân hàng theo dõi và yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ phù hợp khi có thay đổi.

Đây là biện pháp đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng mà ngân hàng đã thực

hiện tốt trong việc hạn chế rủi ro.Việc làm này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho ngân hàng tiến hành xử lý nợ khi có tranh chấp hoặc kiện tụng khi khách hàng không trả nợ.

Xem xét uy tín của khách hàng

Uy tín khách hàng là khái niệm rất trừu tượng, khó mà lượng hóa được. Tuy nhiên, ngân hàng có thể thơng qua hình thức phỏng vấn để đánh giá phần nào uy tín của khách hàng. Việc phỏng vấn khơng chỉ thực hiện khi khách hàng giao dịch lần

đầu với ngân hàng mà cần làm mỗi khi xét duyệt một hợp đồng cho vay. Qua trao đổi trực tiếp, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được uy tín khách hàng nếu biết khéo

léo và có kinh nghiệm trong việc khai thác thông tin từ khách hàng, xem xét tính nhất qn trong thơng tin cung cấp. Thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động sẽ biểu lộ tính cách của khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp phải kết hợp thêm các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác: tình hình cơng nợ với các hộ gia đình

đánh bắt, ni trồng, các đại lý cung ứng nguyên liệu, thời gian nợ có kéo dài

khơng, có tơn trọng hợp đồng đã ký, có vi phạm hay kiện tụng ra tịa khơng, tiếng tăm về sản phẩm, có bị cơng chúng than phiền về chất lượng sản phẩm, có mua chịu hay được mua chịu nhiều không …, các mối quan hệ nội bộ: có thiếu hoặc chậm trả lương, có đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận với nhân viên, có bị đình cơng hay kiện tụng trước tịa khơng, có đảm bảo an tồn lao động…, các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước: có nộp thuế đầy đủ, có trốn thuế, có vi phạm nghiêm trọng các qui định của nhà nước, có đảm bảo việc xử lý các nước thải ra môi trường … và thơng qua các thơng tin trên báo chí, nhận xét của các chuyên gia đầu ngành, các tổ chức xếp hạng… về ngành nghề của doanh nghiệp đang kinh doanh.

Ngoài ra, ngân hàng cần phải kết hợp với việc thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nữa như mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác: tình hình nợ vay, nợ q hạn, nợ khó địi, gia hạn nợ, việc chấp hành các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc thanh tốn, mức độ hợp tác khi có u cầu, có thực hiện lời hứa hoặc cam kết không…

Xem xét năng lực tài chính của khách hàng

Việc xem xét tình hình tài chính của khách hàng cũng rất quan trọng vì nó phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng. Đối với doanh nghiệp, ngoài việc cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn, ngân hàng cũng cần chú trọng các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân và hiệu quả sử dụng tài sản để việc phân tích chính xác hơn. Ngồi ra việc xem xét năng lực tài chính của khách hàng cũng nên được thực hiện trên số liệu đã được cơ quan thuế kiểm tra hoặc đã được kiểm toán để đảm bảo độ tin cậy của số liệu do khách hàng cung cấp. Đối với cá nhân, ngân hàng phải am hiểu tính chất của ngành thuỷ sản,

nguồn thu của họ thường có được sau một chu kỳ đánh bắt, ni trồng để thanh tốn cho ngân hàng chứ khơng thể trả hàng tháng như các cá thể khác, từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn vay vốn, lịch trả nợ thích hợp.

3.2.1.2 Xem xét hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh

Năng lực quản lý

Năng lực quản lý của người điều hành doanh nghiệp có vai trị quan trọng đến hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Năng lực của người điều hành

bao gồm năng lực về chuyên môn, năng lực về quản trị nhân sự, năng lực về quản trị tài chính, khả năng thương thuyết trên thị trường, khả năng sáng tạo …trong đó quan trọng là năng lực chun mơn, bởi vì người lãnh đạo phải am hiểu sản phẩm, cơng nghệ ngành thuỷ sản thì mới thương thuyết với đối tác dễ dàng. Cá nhân thì

cần phải am hiểu tường tận về giống, mùa vụ đánh bắt, nuôi trồng…

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm thuỷ sản chủ yếu là để xuất khẩu, thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu, vì vậy phải xem xét sự ổn định về chính trị, kinh tế của nước nhập khẩu, nếu quốc gia nhập khẩu nằm trong danh sách bị cấm vận, hoặc tình hình chính trị bất ổn thì ngân hàng khơng tài trợ hoặc tài trợ với tỷ lệ thấp.

Ngoài ra ngân hàng cũng phải nắm được các chính sách bảo hộ, các hàng rào kỹ

thuật… của quốc gia nhập để quyết định mức cho vay cũng như có cách giám sát

vốn vay chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro về vốn cho ngân hàng.

Thị trường cung cấp nguyên liệu

Để đảm bảo hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, ngân hàng cần

phân tích thị trường cung ứng nguyên liệu.

Nguồn cung cấp của thuỷ sản chủ yếu là từ đánh bắt và nuôi trồng của các hộ gia đình. Đối với nguồn ni trồng thì sản lượng tương đối chủ động, đặc biệt là

nguồn ni trồng của chính doanh nghiệp hoặc các nguồn của các hộ gia đình có liên kết với doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng cần thẩm định kỹ đối với các đơn hàng

được tài trợ mà nguồn cung từ đánh bắt, phải xem xét tới yếu tố mùa vụ, thời tiết,

nguồn nguyên liệu thay thế, sản lượng đánh bắt, phương tiện vận chuyển…bởi nếu khơng khéo thì vốn tài trợ của ngân hàng sẽ khơng có hiệu quả

Kỹ thuật công nghệ và việc sử dụng tài sản cố định

Việc xem xét kỹ thuật công nghệ và tài sản cố định cũng góp phần đánh giá hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Cơng nghệ sản xuất của khách hàng có tiên tiến khơng, có đảm bảo sản xuất đúng như sản lượng cần thiết trong thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)