Ngành thuỷ sản có vai trị quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.1 Vai trò của ngành thuỷ sản

2.1.3 Ngành thuỷ sản có vai trị quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia,

tạo việc làm, xố đói giảm nghèo

Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người

dân, và xu hướng tiêu thụ cũng ngày càng tăng. Năm 2000, mức tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản của dân Việt Nam là 1,48 triệu tấn, đến năm 2005 là 2,08 triệu tấn, 2007 là 2,21 triệu tấn. Dự báo đến năm 2010 nếu thu nhập bình quân đầu người ở

mức cao 16,5 triệu đồng/người, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản nội địa năm 2010 khoảng 2,6 triệu tấn. Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến

người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp khơng nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực

phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào

Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản

xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.

Lao động trong ngành từ hơn 1,8 triệu người năm 1990 nay lên khoảng 4

triệu người những năm vừa qua, cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt, thu nhập trung bình của lao động ven biển được cải thiện đáng kể và góp phần tích cực vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Nếu như hơn 20 năm trước, lao động trong ngành thủy sản chỉ tập trung chủ yếu ven biển trong khai thác ven bờ, thì đến nay khơng những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà lao động thủy sản cịn tập trung trong

ni trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản. Hàm lượng công nghệ trong lực lượng lao động đã tăng lên rõ nét.

Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản

chủ yếu là ở quy mơ hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao

động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xố đói giảm

nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản

phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng

trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%.

Có thể khẳng định, thành quả của quá trình xây dựng và phát triển thể hiện qua những thành tựu và tiến bộ của ngành thủy sản là rất đáng kể và khá vững chắc,

đóng góp nhiều hơn cho kinh tế - xã hội cũng như an ninh - quốc phòng của đất

nước.

Do đó sự phát triển của ngành thuỷ sản có nhiều tiềm năng to lớn để phát

triển hơn nữa, nắm bắt xu hướng này không chỉ là các doanh nghiệp mà hệ thống ngân hàng cũng cần nhận thức được vấn đề này để xây dựng những chương trình

hành động cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thiết kế những sản phẩm riêng cho ngành thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)