Ngân hàng bị hạn chế trong việc đánh giá khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.4 Những tồn tại về việc tài trợ tại các ngân hàng TMCP VN đối với ngành

2.4.2.2 Ngân hàng bị hạn chế trong việc đánh giá khách hàng

Khi xem xét uy tín khách hàng, đơi khi cán bộ tín dụng dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà chưa tìm hiểu hết các mối quan hệ khác. Do đó sẽ dẫn đến các trường hợp sau:

Đánh giá khách hàng có uy tín nhưng trong thực tế thì ngược lại vì

khách hàng ln giữ chữ tín đối với ngân hàng, lúc nào cũng vay trả đúng

hạn, khơng vi phạm thanh tốn… Thế nhưng việc giữ chữ tín khơng xuất phát từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà do luồn lách chỗ này đắp chỗ kia, chẳng hạn doanh nghiệp vay nhiều ngân hàng, khi đến hạn trả nợ tại ngân hàng A doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay tại ngân hàng B để trả cho ngân hàng A, và vòng quay vốn cứ tiếp tục như vậy. Hoặc các đơn vị này sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng, khó khăn trong tiêu thụ, thanh

tốn với ngân sách, bạn hàng, nhân viên khơng đúng hẹn và khơng đầy đủ... Nếu xét uy tín khách hàng chỉ dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng thì chưa đầy đủ và khơng chính xác.

Đánh giá khách hàng khơng có uy tín khi thấy khách hàng vi phạm

một trong các điều kiện về tín dụng mà khơng xét đến các ngun nhân. Nếu khách hàng tạm thời gặp các khó khăn về tài chính dẫn đến việc chậm trả

tiền vay, vi phạm hợp đồng tín dụng là do các nguyên nhân khách quan như bạn hàng khơng thanh tốn tiền, tình hình kinh tế đang gặp khó khăn… thì ngân hàng có thể sẽ đánh giá sai lầm về khách hàng.

Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thuỷ sản thường rất lớn nên họ thường có xu hướng vay ở nhiều ngân hàng để tận dụng tối đa lợi thế, ưu đãi của từng ngân hàng nên nhiều khi ngân hàng khó kiểm sốt được việc sử dụng vốn vay đúng mục

đích cũng như việc cho vay bị trùng lắp.

Quá trình thu mua, chế biến thủy sản là vơ cùng phức tạp. Một doanh nghiệp có đến hàng chục mặt hàng, mỗi mặt hàng có hàng chục chủng loại, kích cỡ khác

nhau… nên khơng dễ dàng xác định chính xác giá trị hàng hóa tồn kho để tính tóan lượng ngun liệu cần thiết làm căn cứ giải ngân tiền vay. Vì vậy, ngân hàng đặt lịng tin vào doanh nghiệp là chính, cán bộ tín dụng khó tiếp cận được đầy đủ những hoạt động chính của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong q trình kinh doanh như hàng bị trả, bị từ chối thanh toán, bị lừa

đảo…thì cán bộ tín dụng hầu như khơng hay biết.

Ngân hàng đơi lúc khơng kiểm sốt được luồng tiền của các doanh nghiệp, có doanh nghiệp có nhiều đơn hàng xuất khẩu, thanh tốn bằng nhiều hình thức

khác nhau. Có lúc doanh nghiệp nhận tài trợ của ngân hàng rồi nhưng lại tiếp tục

đem bộ chứng từ xuất khẩu đó sang yêu cầu ngân hàng khác tài trợ bằng cách

thương lượng chứng từ, hoặc chuyển đổi hình thức thanh tốn khơng phải là phương thức mà ngân hàng đã tài trợ ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)