Những rủi ro trong cho vay thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.3 Những rủi ro trong cho vay thủy sản

2.3.1 Rủi ro khách quan

2.3.1.1 Sự biến động q nhanh và khơng dự đốn được của thị trường thế giới

Ngành thủy sản vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Trong một số năm gần đây ngành thủy sản đã gặp khơng ít khó khăn vì các vụ kiện bán phá giá làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung.

2.3.1.2 Rủi ro tất yếu của q trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Q trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, hơn nữa các sản phẩm thủy sản thường xuyên đối mặt với các rào cản lỹ thuật do các quốc gia nhập khẩu tạo nên để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khiến hầu hết các doanh nghiệp thủy sản, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc

nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý chưa tốt gặp phải nguy cơ rủi ro nợ

xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

2.3.1.3 Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý

Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không

đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành

khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Các chủ thể trong ngành thủy sản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, ngành thủy sản cụ thể là lĩnh vực nuôi trồng như nuôi tôm, cá tra, basa… đã phát triển một cách tự phát, hồn tồn khơng đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài ngun quốc gia hoặc đơi khi lại thiếu nguyên liệu trầm trọng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu

đã ký. Khi đó ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro trong thu hồi nợ đã tài trợ cho các hợp đồng này.

2. 3.2 Rủi ro chủ quan

2.3.2.1 Người vay sử dụng vốn sai mục đích

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh

doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý

lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu

đến các doanh nghiệp khác.

Ngân hàng khi cho vay sẽ căn cứ vào vòng quay vốn của doanh nghiệp để

xác định thời hạn cho vay, tuy nhiên các doanh nghiệp thường ít quan tâm đến vấn

đề này, họ thường yêu cầu ngân hàng cho kéo dài thời hạn sử dụng vốn, vì ngại phải

làm các thủ tục vay, trả mà họ cho là phức tạp, khi thu hồi vốn xong họ tiếp tục đầu tư vào lơ hàng khác thay vì trả ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian quay vòng vốn tiếp chưa chắc doanh nghiệp bỏ vốn vào việc kinh doanh mà có thể đầu tư vào một số việc khác. Điều này vơ hình chung làm cho ngân hàng khó kiểm sốt được mục

đích sử dụng vốn vay cũng như dịng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, về phía doanh

nghiệp cũng nên tập theo tập quán tài chính lành mạnh, sử dụng nguồn vốn đúng,

đối ứng với chu kỳ luân chuyển hàng hoá. Ngân hàng cần đánh giá chính xác thời

gian thu hồi cơng nợ, các khoản phải trả…để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn

vay hiệu quả.

2.3.2.2 Khả năng quản lý kinh doanh của người vay chưa tốt

Các doanh nghiệp thuỷ sản phần lớn là đi lên từ các cơ sở nhỏ, các hộ gia

đình… nên việc quản lý tài chính thường yếu kém, lỏng lẻo. Khi các doanh nghiệp

vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý,

đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực.

Khi quy mơ kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý sẽ dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Các hộ gia đình đánh bắt, ni trồng thì chưa ý thức được tác hại của dư

lượng kháng sinh, vi sinh trong sản phẩm, chưa quen với việc nuôi trồng theo công nghệ sạch nên sản phẩm thường không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này dễ dẫn đến việc hàng bị trả lại, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng tài

trợ vốn

2.3.2.3 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch

Tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế tốn vẫn chưa được các doanh

nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ tín dụng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây

cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)