Đội ngũ cán bộ và quy chế thẩm định của ngân hàng chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.4 Những tồn tại về việc tài trợ tại các ngân hàng TMCP VN đối với ngành

2.4.3.2 Đội ngũ cán bộ và quy chế thẩm định của ngân hàng chưa hoàn thiện

Cán bộ tín dụng cịn thiếu kinh nghiệm: tốc độ phát triển, mở rộng mạng

lưới của các ngân hàng TMCP hiện nay khá nhanh, vì vậy cán bộ tín dụng phần lớn là những người trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, nên việc thẩm định, đánh

giá khách hàng còn nhiều hạn chế.

Hơn nữa, do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng đã vơ tình làm hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, cán bộ tín dụng khơng kiểm tra thường xun sổ

sách, chứng từ của doanh nghiệp, đôi khi nhượng bộ thái quá dẫn đến việc dễ bị lợi dụng, lừa đảo và tiềm ẩn rủi ro.

Thiếu thẩm định các thông tin của thị trường:

Các yếu tố của thị trường kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động cho vay của ngân

hàng. Vì thế việc thẩm định thị trường kinh doanh của khách hàng là điều cần thiết trong việc phân tích đánh giá khách hàng, nhưng hiện nay vẫn còn những thiếu sót, chưa thực sự quan tâm đúng mức do thiếu thông tin nên bỏ qua.

Phần lớn các ngân hàng TMCP hiện nay đều chưa có bộ phận phân tích thị trường, đánh giá, dự đốn các biến động bên trong và bên ngoài của nền kinh tế để có định hướng cho vay phù hợp trước tình hình thị trường thay đổi khó lường như hiện nay. Hoặc nếu có thì các bộ phận nghiên cứu thị trường của các ngân hàng cũng mới chỉ thiên về phân tích các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hơn là nghiên cứu các biến động vĩ mô trong và ngoài nước. Các ngân hàng chỉ chạy theo giải quyết sự vụ, thay đổi chính sách đột ngột để đối phó với các bất ổn của thị

trường hơn là có các định hướng dài hạn, khi đó người bị thiệt thịi là các tổ chức và cá nhân đang giao dịch tại ngân hàng.

Trên thực tế năm 2008 các ngân hàng đã chịu nợ xấu gia tăng nhanh chóng do giá cả thế giới cũng như trong nước biến động quá nhanh không chỉ riêng ngành thuỷ sản, như sắt thép, nhựa…các doanh nghiệp nhập hàng theo phương thức L/C, hoặc thế chấp bằng hàng hoá cho ngân hàng sẵn sàng bỏ hàng do giá giảm quá thấp so với giá ký hợp đồng.

Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng (2007 – 2008) Stt Tên TCTD 2007 (%) 2008 (%) +/- (%) 1 ACB 0.08 0.9 1,025 2 Sacombank 0.3 0.996 232 3 Eximbank 0.87 4.7 440 4 Techcombank 1.5 2.56 71 Tỷ lệ toàn ngành 3.5

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2007, 2008 www.sbv.gov.vn

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, có ngân hàng tăng gấp 10 lần, do những biến động giá cả trong và

ngoài nước làm cho các khách hàng vay bị thua lỗ, ngân hàng cũng khó thanh lý tài sản đảm bảo là bất động sản khi thị trường đóng băng.

Tuy nhiên, sang năm 2009 tình hình nợ xấu tại các ngân hàng giảm đáng kể một phần do các yếu tố bất ổn của nền kinh tế thế giới đã giảm và các doanh nghiệp

được nhà nước hỗ trợ lãi suất:

Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng 2009

Stt Tên TCTD 2008 (%) 2009 (%) +/- (%) 1 ACB 0.9 0.4 -55 2 Sacombank 0.996 0.88 -11.6 3 Eximbank 4.7 2.4 -49 4 Techcombank 2.56 2.49 -2.7 Tỷ lệ toàn ngành 3.5 2.46

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2009, www.sbv.gov.vn

Ngân hàng chưa quan tâm đến việc kiểm tra sau cho vay:

Thực tế hiện nay vấn đề kiểm tra vốn vay chưa được thực hiện tốt do khối lượng cơng việc của các cán bộ tín dụng tương đối nhiều. Hiện nay các ngân hàng đều có nhiều hình thức đảm bảo vốn vay khác ngồi bất động sản như bằng vật tư,

tải… cho nên nếu không tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn thường xuyên thì khi khách hàng có dấu hiệu thua lỗ, tình hình tài chính khơng ổn định thì ngân hàng sẽ thụ động trong việc thu hồi vốn.

Công tác kiểm tra sau khi vay là điều hết sức cần thiết và cần phải tiến hành một cách nghiêm túc và đều đặn trong suốt quá trình hợp đồng cho vay được ký kết.

Điều này nếu thực hiện tốt không những sẽ đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy

ra cho ngân hàng mà cịn làm tốt đẹp thêm mối quan hệ giữa khách hàng và ngân

hàng.

Ngân hàng có theo dõi, kiểm tra một cách đều đặn liên tục thì mới có theo sát q trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, có thể biết được khả năng đảm bảo

nợ vay của ngân hàng, hoặc giúp đỡ khách hàng khi có khó khăn tạm thời về tài chính. Việc tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng một cách kịp thời cũng là giúp cho

khách hàng có thể trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Điều này nếu cả hai cùng hợp tác thực hiện tốt thì mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng ngày một bền vững, tin tưởng nhau hơn. Do đó địi hỏi người cán bộ tín dụng phải có trình độ nhất định, sự khéo léo trong công việc và sự nghiêm túc trong quá trình theo dõi nợ vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)