Quan tâm việc đánh giá khách hàng trước cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

3.2 Những giải pháp về phía các ngân hàng TMCP

3.2.1.1 Quan tâm việc đánh giá khách hàng trước cho vay

Thẩm định yếu tố pháp lý của khách hàng vay

Người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đối với các khoản vay.

Cơng việc kiểm tra tính cách pháp lý của khách hàng được thực hiện chặt chẽ khi thẩm định hồ sơ tín dụng. Khách hàng của ngân hàng là những chủ thể có đầy

đủ năng lực pháp lý. Do các công ty thuỷ sản thường đặt nhà xưởng tại các tỉnh, còn

văn phòng giao dịch đặt tại TP.HCM nên ngân hàng chú ý đến các mối quan hệ

trong nội bộ công ty như: cơng ty mẹ - con, trụ sở chính – chi nhánh, văn phòng đại diện…

Đối với khách hàng mới đặt quan hệ, ngân hàng đòi hỏi các tài liệu chứng

minh năng lực pháp lý. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì ngân hàng theo dõi và yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ phù hợp khi có thay đổi.

Đây là biện pháp đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng mà ngân hàng đã thực

hiện tốt trong việc hạn chế rủi ro.Việc làm này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho ngân hàng tiến hành xử lý nợ khi có tranh chấp hoặc kiện tụng khi khách hàng không trả nợ.

Xem xét uy tín của khách hàng

Uy tín khách hàng là khái niệm rất trừu tượng, khó mà lượng hóa được. Tuy nhiên, ngân hàng có thể thơng qua hình thức phỏng vấn để đánh giá phần nào uy tín của khách hàng. Việc phỏng vấn không chỉ thực hiện khi khách hàng giao dịch lần

đầu với ngân hàng mà cần làm mỗi khi xét duyệt một hợp đồng cho vay. Qua trao đổi trực tiếp, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được uy tín khách hàng nếu biết khéo

léo và có kinh nghiệm trong việc khai thác thơng tin từ khách hàng, xem xét tính nhất quán trong thông tin cung cấp. Thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động sẽ biểu lộ tính cách của khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp phải kết hợp thêm các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác: tình hình cơng nợ với các hộ gia đình

đánh bắt, ni trồng, các đại lý cung ứng nguyên liệu, thời gian nợ có kéo dài

khơng, có tơn trọng hợp đồng đã ký, có vi phạm hay kiện tụng ra tịa khơng, tiếng tăm về sản phẩm, có bị cơng chúng than phiền về chất lượng sản phẩm, có mua chịu hay được mua chịu nhiều khơng …, các mối quan hệ nội bộ: có thiếu hoặc chậm trả lương, có đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận với nhân viên, có bị đình cơng hay kiện tụng trước tịa khơng, có đảm bảo an toàn lao động…, các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước: có nộp thuế đầy đủ, có trốn thuế, có vi phạm nghiêm trọng các qui định của nhà nước, có đảm bảo việc xử lý các nước thải ra môi trường … và thông qua các thơng tin trên báo chí, nhận xét của các chuyên gia đầu ngành, các tổ chức xếp hạng… về ngành nghề của doanh nghiệp đang kinh doanh.

Ngoài ra, ngân hàng cần phải kết hợp với việc thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nữa như mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác: tình hình nợ vay, nợ q hạn, nợ khó địi, gia hạn nợ, việc chấp hành các ngun tắc tín dụng, ngun tắc thanh tốn, mức độ hợp tác khi có yêu cầu, có thực hiện lời hứa hoặc cam kết không…

Xem xét năng lực tài chính của khách hàng

Việc xem xét tình hình tài chính của khách hàng cũng rất quan trọng vì nó phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng. Đối với doanh nghiệp, ngoài việc cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn, ngân hàng cũng cần chú trọng các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vịng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân và hiệu quả sử dụng tài sản để việc phân tích chính xác hơn. Ngồi ra việc xem xét năng lực tài chính của khách hàng cũng nên được thực hiện trên số liệu đã được cơ quan thuế kiểm tra hoặc đã được kiểm toán để đảm bảo độ tin cậy của số liệu do khách hàng cung cấp. Đối với cá nhân, ngân hàng phải am hiểu tính chất của ngành thuỷ sản,

nguồn thu của họ thường có được sau một chu kỳ đánh bắt, ni trồng để thanh tốn cho ngân hàng chứ khơng thể trả hàng tháng như các cá thể khác, từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn vay vốn, lịch trả nợ thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)