CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN
2.4 Những tồn tại về việc tài trợ tại các ngân hàng TMCP VN đối với ngành
2.4.1 Những thành tựu trong việc tài trợ của các ngân hàng TMCP VN đối vớ
ngành thủy sản
Chất lượng tín dụng được đảm bảo, dư nợ của các ngân hàng TMCP dành
cho thủy sản tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu khơng
đáng kể. Do đó, nguồn lợi nhuận thu được từ cho vay là khá ổn định
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay thủy sản của một số ngân hàng năm 2008
Đvt: tr.đ
Stt TCTD Tổng dư nợ Dư nợ thuỷ sản Nợ xấu Tỷ lệ (%)
1 ACB 34,832 1,985 35 0.10
2 Sacombank 35,008 2,010 44 0.13
3 Techcombank 26,018 864 15 0.06
4 Eximbank 21,232 1,020 20 0.09
Tuy nhiên, sang năm 2009 tình hình nợ xấu tại các ngân hàng giảm đáng kể có thể do các yếu tố bất ổn của thị trường thế giới đã giảm, hơn nữa các doanh
nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay thủy sản của một số ngân hàng năm 2009
Đvt: tr.đ
Stt TCTD Tổng dư nợ Dư nợ thuỷ sản Nợ xấu Tỷ lệ(%)
1 ACB 62,358 2,300 30 0.05
2 Sacombank 59,830 2,500 41 0.07
3 Techcombank 42,113 1,350 17 0.04
4 Eximbank 38,381 1,420 15 0.04
Thủ tục và quy trình cho vay đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đây cũng là những chỉ tiêu để đánh giá sự chuyên nghiệp của ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng. Hiện giờ các ngân hàng phần lớn đều có
đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, cạnh tranh theo số lượng khách hàng kiếm được.
Vì vậy khách hàng vay không phải chờ đợi ngân hàng phục vụ như trước mà có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng đến tận nơi nhận, hướng dẫn hồ sơ.
Các ngân hàng TMCP hiện nay đều có sản phẩm tài trợ xuất khẩu với các
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Chẳng hạn Eximbank với chương trình cho vay USD tài trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất, hoặc cho vay VNĐ lãi suất ưu đãi, hay
ACB với tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói…
Các ngân hàng TMCP đang dần có những chuyển hướng tài trợ cho nơng thơn nói chung và cho nơng nghiệp nói riêng, tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận vốn vay dễ dàng như Ngân hàng Liên Việt có chương trình tín dụng nơng nghiệp – nông thôn áp dụng trong giai đoạn 2010 - 2013, ngân hàng này sẽ cho vay lĩnh vực nông thôn khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng để đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp
ở ĐBSCL (riêng năm 2010 sẽ cho vay khoảng 1.200 tỷ đồng, thí điểm ở Hậu Giang,
Cần Thơ, và An Giang). Đối tượng của chương trình là hộ nông dân; chủ trang trại; các hợp tác xã ở nông thôn; tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ phục vụ nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp; các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng sẽ được cấp trực tiếp tới các hộ nơng dân, doanh nghiệp; hoặc cấp tín dụng thơng qua tổ vay vốn có sự giám sát của Hội Cựu chiến binh.
Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các
nhu cầu về vốn. Ngoài sản xuất kinh doanh, hộ nơng dân cịn được các ngân hàng cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: Xuất khẩu lao động; Mua xe ô tô, xe máy để phục vụ sản xuất đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà; Khắc phục khó khăn trong sản xuất, đời sống (như thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm…) …
Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi,
dễ dàng khi vay vốn. Các ngân hàng đã áp dụng các phương thức cho vay thuận tiện cho người vay như hạn mức tín dụng; tài trợ vốn mua máy móc thiết bị, sửa chữa tàu thuyền, cho vay lưu vụ (các vùng trồng lúa có 2 vụ liền kề được duy trì nợ vay, khơng phải trả gốc từng lần)….
Mạng lưới các ngân hàng TMCP mở rộng tới các tỉnh, thành trong cả nước chứ khơng cịn chỉ tập trung ở các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu tiếp cận vốn
của khách hàng gồm các hộ nông dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, bởi các doanh nghiệp thủy sản phần lớn nhà máy chế biến cũng đều đặt tại các tỉnh.
Các ngân hàng có chính sách khách hàng cũng như lãi suất hợp lý theo nguyên tắc thị trường. Tùy thuộc vào khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp và mức
độ lợi nhuận mang lại cho ngân hàng mà ngân hàng sẽ có cách thức chăm sóc, phục
vụ riêng cho từng khách hàng, đảm bảo lợi ích hợp lý cho từng đối tượng. Chẳng hạn, đối với những doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu lớn, dư nợ cao thì sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm mức phí cho các dịch vụ thanh toán quốc tế, hay chuyển tiền trong nước…