Các chủ thể ngành thủy sản khơng có đủ tài sản đảm bảo theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.4 Những tồn tại về việc tài trợ tại các ngân hàng TMCP VN đối với ngành

2.4.3.3 Các chủ thể ngành thủy sản khơng có đủ tài sản đảm bảo theo quy định

Ngân hàng thường ít quan tâm đến các tài sản khác ngoài bất động sản, tuy nhiên đối với doanh nghiệp thủy sản thì hàng hóa tồn kho là khá lớn. Tuy nhiên, với ngân hàng việc nhận tài sản đảm bảo là hàng hóa càng khó khăn hơn vì muốn cầm cố hàng hố cho an tồn thì ngân hàng phải giữ hàng hoá nếu hàng để tại kho doanh nghiệp hoặc thuê kho bên thứ ba giữ, ngân hàng phải có quyền định đoạt tài sản đó như khi tăng, giảm, thay thế, bán…Nhưng do đặc điểm của ngành thuỷ sản doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại khác nhau, hàng được nhập xuất liên tục theo tiến độ làm hàng, vì vậy việc quản lý, kiểm tra hàng tương đối phức tạp.

Trường hợp ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp để hàng hóa thế chấp trong một kho riêng biệt thì có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, không chủ động

Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay đều phải thuê kho tại TPHCM để gửi hàng, bởi nơi đây là nơi tập trung các cảng trung chuyển hàng

lớn ở phía Nam, cịn nếu doanh nghiệp đầu tư kho riêng thì khá tốn kém và hiệu quả khơng cao. Do đó, ngân hàng khó nhận hàng hố làm tài sản thế chấp do khó quản lý.

Ngồi ra cịn có yếu tố biến động giá khi nhận cầm cố hàng, khi giá giảm

mạnh làm cho trị giá hàng trong kho cũng giảm theo, khi đó buộc doanh nghiệp phải trả bớt nợ vay hoặc bổ sung tài sản thế chấp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện ngay.

Thêm nữa, các sản phẩm của ngành thủy sản hiện nay phần lớn phải được

giữ trong các kho lạnh, thời gian lưu trữ tối đa 24 tháng theo quy định của ngành, nếu sau thời gian đó mà chưa tiêu thụ được thì giá trị hàng coi như khơng cịn, vì vậy sẽ rất rủi ro cho ngân hàng khi nhận hàng hóa thủy sản làm tài sản đảm bảo.

Và ngân hàng cũng khó xác định chất lượng hàng trong kho đó là hàng đủ tiêu chuẩn để bán hay hàng bị nhiễm vi sinh, hóa chất không đủ điều kiện xuất khẩu hoặc hàng xấu, kém phẩm chất, khi nhận cầm cố những hàng hóa khơng đạt tiêu chuẩn như vậy thì ngân hàng chắc chắn sẽ gặp rủi ro, khách hàng sẽ sẳn sàng bỏ hàng nếu gặp một khó khăn nào đó trong kinh doanh. Việc xác định số lượng hàng trong kho cũng khó khăn khơng kém, vì hàng được sản xuất, đóng gói theo quy

cách của nhà nhập khẩu, nên từng lơ hàng sẽ có quy cách đóng gói khác nhau, dẫn

đến khối lượng của từng thùng hàng khác nhau và hàng được chất trên các kệ cao,

vì vậy ngân hàng khó mà kiểm đếm chính xác.

Đối với khách hàng cá nhân thì việc nhận tài sản đảm bảo càng khó khăn

hơn, phần lớn các hộ gia đình hiện nay đều khơng có bất động sản là nhà, đất đủ

tiêu chuẩn thế chấp của ngân hàng, nếu có thì cũng là những ao, hồ, đất nơng

nghiệp đang canh tác…đối với các tài sản này ngân hàng không thể định theo giá thị trường mà bắt buộc phải định theo khung giá của Nhà nước, nên trị giá tài sản ít khi

bắt, hoặc ni trồng được thì hiện nay các ngân hàng TMCP đều khơng nhận do khá rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)