CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN
2.2 Các chương trình tài trợ hiện nay tại các NHTMCP VN
2.2.1 Tín dụng dành cho các doanh nghiệp
2.2.1.1 Cho vay tài trợ xuất khẩu
Cho vay trước khi giao hàng:
Cho vay USD lãi suất ưu đãi: các doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh
doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được vay USD với lãi suất ưu đãi với điều
kiện doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho vay và dùng nguồn USD quay về từ phương án kinh doanh xuất khẩu trả nợ cho ngân hàng.
Cho vay VNĐ lãi suất ưu đãi: ngân hàng cho doanh nghiệp vay VNĐ để
mua nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi - thấp hơn lãi suất
doanh nghiệp ký một thoả thuận với ngân hàng cam kết bán USD thu được từ xuất khẩu cho ngân hàng với tỷ giá tại thời điểm bán. Các hình thức thanh toán L/C, D/P, TTR đều được chấp nhận.
Cho vay khơng có tài sản đảm bảo với điều kiện khách hàng có nguồn thu từ xuất khẩu để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng:
Điều kiện đối với khách hàng:
- Có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng và NHNN
- Khách hàng đã ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ với nhà
nhập khẩu
- Khách hàng có nhà xưởng đáp ứng tối thiểu 50% lượng hàng xuất khẩu. - Khách hàng có khả năng trả nợ tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, khơng có nợ quá hạn tại ngân hàng vay và các tổ chức tín dụng khác. - Phương thức thanh tốn: L/C (bao gồm L/C trả ngay và trả chậm), D/P, D/A, TTR, CAD
- Mặt hàng xuất khẩu là mặt hàng kinh doanh truyền thống của khách hàng đã được xuất khẩu liên tiếp trong 01 năm gần nhất với doanh số
xuất khẩu từ 500.000USD hoặc ngoại tệ khác tương đương trở lên.
- Khách hàng đã thực hiện việc bán hàng cho nhà nhập khẩu trong thời gian ít nhất là 06 tháng (đối với D/P, D/A), 01 năm đối với TTR, CAD. - Thị trường xuất khẩu không thuộc các nước đang có chiến tranh, nội
chiến, tranh chấp lãnh thổ, khủng hoảng chính trị, đang bị chiếm đóng… - Mức cho vay: tối đa khơng q 80% - 95% trị giá hợp đồng xuất khẩu đối với phương thức thanh toán L/C; 70% - 90% trị giá hợp đồng xuất
khẩu đối với phương thức thanh toán D/P, D/A; 60% trị giá hợp đồng
xuất khẩu đối với phương thức thanh toán TTR, CAD
- Khách hàng cam kết thế chấp quyền thu nợ từ xuất khẩu cho ngân hàng. Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: sản phẩm này chỉ áp dụng đối với L/C và DP.
Trường hợp thanh tốn DP thì phải có sự thẩm định, đánh giá của bộ phận tín dụng.
Ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh tốn phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng chiết khấu.
Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả
năng thanh tốn, có uy tín với ngân hàng.
Nước nhập khẩu phải có tình hình chính trị ổn định.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thẩm định mục đích vay, tình hình tài chính của khách hàng, tên tuổi của ngân hàng thanh toán…ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận và hợp lý, nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng sẽ tiến hành chiết khấu cho khách hàng, thông thường ngân hàng xem xét tài trợ tối đa 95% trị giá bộ chứng từ.
Cho vay sau khi giao hàng:
Trường hợp này áp dụng với khách hàng xuất khẩu đã giao hàng và có bộ chứng từ chờ phía nước ngồi thanh tốn, hình thức thanh tốn là L/C và D/P
Khách hàng cam kết sử dụng nguồn ngoại tệ từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu bán cho ngân hàng theo tỷ giá spot tại thời điểm bán để trả nợ vay cho ngân hàng.
Trong trường hợp nguồn ngoại tệ từ bộ chứng từ không về để thực hiện cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng thì sẽ phải chịu lãi suất phạt vi phạm hợp đồng.
2.2.1.2 Cho vay tài trợ nhập khẩu
Bảo lãnh mở L/C:
Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, kinh
doanh… và đối tác nước ngồi cho thanh tốn sau, doanh nghiệp nhập khẩu khơng muốn tồn vốn thì sẽ u cầu ngân hàng bảo lãnh mở L/C. Để đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, doanh nghiệp phải có quan hệ với ngân hàng, có uy tín trong giao dịch….thừơng thì ngân hàng sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp 90% trị giá hợp đồng, khi nhận bộ chứng từ nhận hàng doanh nghiệp sẽ thanh toán. Khi đến hạn thanh tốn, doanh nghiệp có thể nộp tiền của mình hoặc vay ngân hàng (được trình bày trong phần vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập)
Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu:
Khi đến hạn doanh nghiệp phải thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu nhưng
doanh nghiệp chưa có đủ nguồn tiền thì có thể yêu cầu ngân hàng hỗ trợ cho vay, thế chấp bằng chính lơ hàng này hoặc các tài sản khác. Tuỳ vào mặt hàng, ngân hàng có thể cho vay đến 70% trị giá lô hàng nếu thế chấp bằng chính lơ hàng. Trường hợp doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản thì có thể vay với tỷ lệ cao
hơn, có khi được tài trợ tồn bộ giá trị lô hàng
2.2.1.3 Cho vay bổ sung vốn lưu động
Cho vay theo hạn mức:
Nhằm đáp ứng nguồn vốn luân chuyển liên tục, ngân hàng cấp cho doanh
nghiệp một hạn mức tín dụng, thời hạn duy trì hạn mức thơng thường khoảng 12 - 60 tháng, trường hợp thời hạn của hạn mức trên 12 tháng thì mỗi 12 tháng/lần ngân hàng sẽ đánh giá lại tình hình tài chính, kinh doanh, tài sản đảm bảo… để xem xét việc tiếp tục duy trì hạn mức hay khơng. Tuỳ vào vịng quay vốn của doanh nghiệp mà ngân hàng sẽ xác định thời hạn cho vay thích hợp, nhưng tối đa khơng q 12
tháng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm này bổ sung nguồn vốn đang thiếu hụt của mình để thu mua nguyên liệu, trả lương nhân viên, đóng thuế…
Doanh nghiệp có thể trả nợ một lần khi đáo hạn, trả định kỳ (hàng tháng,
quý, 6 tháng) hoặc trả nhiều lần theo chu kỳ tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức này có ưu điểm là chỉ ký hợp đồng tín dụng một lần vào đầu kỳ/đầu năm, sau đó mỗi lần rút vốn chỉ lập khế ước nhận nợ và chứng từ chứng minh sử
dụng vốn vay hoặc phương án kinh doanh, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên với phương thức này ngân hàng khó kiểm
tra, kiểm sốt việc sử dụng vốn của ngân hàng vì doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng, và sử dụng vốn liên tục cho tất cả các khâu thu mua, chế biến, thành phẩm….
Cho vay theo thương vụ (từng lần):
Khi doanh nghiệp ký được một đơn hàng, hợp đồng …nhưng nguồn vốn đáp
ứng không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét cho vay theo phương án kinh doanh của đơn
hàng, hợp đồng này. Doanh nghiệp phải có khoảng 30% nguồn vốn đối ứng, phần
còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ. Thời gian ngân hàng cho vay theo phương thức này sẽ tuỳ thuộc vào thời hạn thu hồi vốn của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp trình bày, tuy nhiên khơng q 12 tháng.
Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp:
Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động thường xuyên, đầu tư mới, sửa chữa/nâng cấp tài sản cố định và chi phí này được phân bổ trong nhiều năm, hoặc có nhu cầu cân đối lại nguồn vốn sẽ được ngân hàng tài trợ nguồn vốn trung hạn, vốn gốc được trả góp dần, giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng về tài chính, dễ dàng theo dõi các khoản ngân hàng trong tháng, ổn định dòng tiền.
2.2.1.4 Cho vay đầu tư tài sản cố định/ dự án
Hầu hết các NHTMCP đều có sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay
đầu tư nhà xưởng, nhà văn phòng, mua sắm máy móc thiết bị…thời gian vay tương đối dài thường là trung, dài hạn, phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư và
doanh nghiệp thường được ân hạn cho đến khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên đối với sản phầm này hầu như ngân hàng làm thay cho doanh nghiệp từ khâu thẩm định đến tính tốn hiệu quả của phương án đầu tư, doanh nghiệp chỉ cung cấp cho ngân hàng những thơng tin cần thiết, vì vậy thiếu tính xác thực.
2.2.2 Tín dụng dành cho cá nhân, hộ gia đình
2.2.2.1 Cho vay vốn để đánh bắt, ni trồng
Các hộ gia đình có nhu cầu bổ sung vốn để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản sẽ
được ngân hàng hỗ trợ vốn vay. Ngân hàng sẽ thẩm định phương án bao gồm thời
gian thực hiện, tính khả thi của phương án…người vay sẽ hồn trả vốn gốc cho ngân hàng sau khi thu hoạch, thời gian hòan vốn tùy thuộc vào thời gian thu hoạch.
2.2.2.2 Cho vay vốn kinh doanh
Các hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc giấy khai thuế.đóng thuế hoặc giấy xác nhận của UBND phường/xã/thị trấn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả sẽ được vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh.
Hình thức vay: trả góp đối với mục đích đầu tư vào tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc bổ sung vốn kinh doanh nếu khách hàng chứng minh có
đủ nguồn trả nợ định kỳ theo lịch trả nợ, hoặc vay theo hạn mức đối với khách hàng
có nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên.
Tuy nhiên đối với loại hình cho vay kinh doanh trả góp, ngân hàng thường khống chế thời gian vay không quá dài, thường tối đa 60 tháng,