Xem xét hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

3.2 Những giải pháp về phía các ngân hàng TMCP

3.2.1.2 Xem xét hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh

Năng lực quản lý

Năng lực quản lý của người điều hành doanh nghiệp có vai trị quan trọng đến hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Năng lực của người điều hành

bao gồm năng lực về chuyên môn, năng lực về quản trị nhân sự, năng lực về quản trị tài chính, khả năng thương thuyết trên thị trường, khả năng sáng tạo …trong đó quan trọng là năng lực chun mơn, bởi vì người lãnh đạo phải am hiểu sản phẩm, công nghệ ngành thuỷ sản thì mới thương thuyết với đối tác dễ dàng. Cá nhân thì

cần phải am hiểu tường tận về giống, mùa vụ đánh bắt, nuôi trồng…

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm thuỷ sản chủ yếu là để xuất khẩu, thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu, vì vậy phải xem xét sự ổn định về chính trị, kinh tế của nước nhập khẩu, nếu quốc gia nhập khẩu nằm trong danh sách bị cấm vận, hoặc tình hình chính trị bất ổn thì ngân hàng khơng tài trợ hoặc tài trợ với tỷ lệ thấp.

Ngồi ra ngân hàng cũng phải nắm được các chính sách bảo hộ, các hàng rào kỹ

thuật… của quốc gia nhập để quyết định mức cho vay cũng như có cách giám sát

vốn vay chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro về vốn cho ngân hàng.

Thị trường cung cấp nguyên liệu

Để đảm bảo hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, ngân hàng cần

phân tích thị trường cung ứng nguyên liệu.

Nguồn cung cấp của thuỷ sản chủ yếu là từ đánh bắt và ni trồng của các hộ gia đình. Đối với nguồn ni trồng thì sản lượng tương đối chủ động, đặc biệt là

nguồn ni trồng của chính doanh nghiệp hoặc các nguồn của các hộ gia đình có liên kết với doanh nghiệp. Vì vậy ngân hàng cần thẩm định kỹ đối với các đơn hàng

được tài trợ mà nguồn cung từ đánh bắt, phải xem xét tới yếu tố mùa vụ, thời tiết,

nguồn nguyên liệu thay thế, sản lượng đánh bắt, phương tiện vận chuyển…bởi nếu khơng khéo thì vốn tài trợ của ngân hàng sẽ khơng có hiệu quả

Kỹ thuật cơng nghệ và việc sử dụng tài sản cố định

Việc xem xét kỹ thuật công nghệ và tài sản cố định cũng góp phần đánh giá hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Công nghệ sản xuất của khách hàng có tiên tiến khơng, có đảm bảo sản xuất đúng như sản lượng cần thiết trong thời

gian định trước khơng. Hiện nay có một số xí nghiệp sử dụng máy móc trang thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao khó cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, ngân hàng xem xét thêm chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ, hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả và chất lượng tín dụng dựa trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn. Điều đó cũng có nghĩa rằng hạn chế rủi ro tín dụng cũng đồng nghĩa với hạn chế và giảm thiểu những rủi ro, tổn thất trong sản xuất kinh doanh. Một khi người vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả, sản xuất sản phẩm khơng tiêu thụ được, kinh doanh khơng có lãi, tình trạng mất vốn do thua lỗ… sẽ là những nguyên nhân trực tiếp làm cho các khoản tín dụng không được thực hiện đúng hạn. Trong trường hợp người vay vốn bị phá sản thì tình trạng mất vốn của ngân hàng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Theo Các Mác, lợi nhuận của ngân hàng chính là một phần lợi nhuận của các nhà sản xuất để lại trả cho ngân hàng

dưới hình thức lợi tức tiền vay. Vì vậy, bản chất của vấn đề là nếu người vay vốn

đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà khơng thu được lợi nhuận thì khơng có đủ tiền để trích lợi nhuận đó để trả tiền vay ngân hàng. Thậm chí nếu tình trạng đó kéo dài

hoặc sản xuất kinh doanh thua lỗ ở mức nghiêm trọng, bản thân người vay cũng

khơng cịn đủ vốn tự có của mình để trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng. Do đó, ngân hàng có thu được gốc và lãi tiền vay hay không là phụ thuộc chủ yếu vào người vay vốn sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay khơng.

Ngồi ra, khi thẩm định khách hàng phải xem xét thêm phương án dự phòng trả nợ vay. Đây cũng có thể là sự chủ động của ngân hàng đặt ra yêu cầu khách

hàng tìm các điều kiện đáp ứng. Sự chủ động này có tác dụng rất lớn để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)