Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh long hiệp (Trang 32 - 36)

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng môi trường KỸ THUẬ T THU MUA KẾ TOÁN XUẤTNHẬP KHẨU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Q.LÝ K.DOANH Phòng KCS Chủ quản cácbộ phận TÀI VỤ HÀNH CHÁNH CƠ KHÍ ĐIỆN NƯỚC THỦ

KHO SX thứcăn thủy sản và gia súc gia cầm Phòng SX Hóa nghiệm KCS, điều chế Lò hơi, môi trường HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty có thẩm quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty. Quản lý Công ty theo điều lệ và thực hiện kế hoạch phát triển dài hạn của Công ty, trực tiếp theo d õi đề ra các phương pháp cần thiết nhằm thực hiện tốt các hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ, huy động vốn cho từng thời điểm thích hợp.

Ban tổng giám đốc:

Tổng giám đốc: Tổng giám đốc có trách nhiệm điều h ành công việc hàng ngày của doanh nghiệp, xây dựng các chiến l ược phát triển và đề ra các phương án đầu tư của Công ty nhưng phải trình hội đồng quản trị xem xét và phê duyệt. Đại diện cho doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước, toà án và bên thứ ba về tất cả các vần đề liên quan tới doanh nghiệp. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và báo cáo kết quả.

Phó tổng giám đốc: Cùng với tổng giám đốc điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp, quản lý nhân viên và chịu trách nhiệm hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng lao động ph ù hợp với quy định Việt Nam.

Tài vụ hành chánh:

Phòng tổ chức: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác cán bộ nhân sự, triển khai việc xây dựng và áp dụng các định mức lao động. Chịu trách nhiệm quản lý hướng dẫn lập hồ sơ các hợp đồng lao động theo quy định. Quản lý v à hướng đẫn các phòng ban về cách thức quản lý lao động tiền lương theo quy định của luật lao động, xây dựng nội quy, quy chế kỷ luật trong Công ty, tính l ương thưởng và các chế độ bảo hiểm, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân vi ên, quản lý văn thư.

Phòng quản lý kinh doanh: Có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc trong công việc quản lý điều hành các công việc liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Đề ra các phương án nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiên thụ sản phẩm đầu ra. Là cầu nối giữa khách hàng với Công ty về tiêu thụ sản phẩm, báo cáo số lượng tiêu thụ, công nợ lên ban lãnh đạo. Làm hợp đồng mua bán và đối chiếu công nợ với khách hàng, có quyền từ chối những đơn đặt hàng của khách hàng nếu

vi phạm các điều khoản trong hợp đồng .Giới thiệu và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty. Lập các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, phân công địa bàn hoạt động. Thu hồi công nợ và các quá trình liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm

Phòng kế toán : Có nhiệm vụ tổ chức hệ thống kế toán, kiểm tra các báo cáo quyết toán trong quá trình sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm báo cáo lên ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết các trường hợp bất hợp lý về tình hình tài chính của Công ty.

Phòng kỹ thuật, thu mua: Đăng ký sản xuất sản phẩm, theo dõi công việc thử nghiệm. Chuẩn bị tài liệu liên quan tới sản phẩm( tài liệu kỹ thuật và quảng cáo sản phẩm), đặt in ấn bao bì tài liệu. Thu mua nguyên vật liệu trong nước. Đồng thời, có quyền đồng ý, từ chối hoặc đòi bồi thường nếu nhà cung cấp vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thu mua nguy ên liệu.

Phòng xuất nhập khẩu: Thực thi công việc xuất nhập khẩu theo đ ùng quy định của nhà nước, theo dõi thanh toán sao cho hợp lý và chính xác nhất. Báo cáo lên ban lãnh đạo Công ty đối với những bộ chứng từ không phù hợp. Kiến nghị lên lãnh đạo Công ty khi phía đối tác vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.

Bộ phận sản xuất:

Phòng sản xuất: Thực hiện kế hoạch sản xuất của ban giám đốc v à chỉ tiêu của ban giám đốc đề ra, thống kê lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, sắp xếp phân công công việc trong bộ phận sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái ổn định trong m ùa vụ sản xuất, kiểm tra các thông số trong quá trình sản xuất. Đồng thời luôn cải tiến thiết bị nh ằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho sản xuất, t ìm và khắc phục những khó khăn trong công tác, hạn chế l ưọng hao phí trong sản xuất. Thực thi an toàn trong sản xuất.

Bộ phận cơ điện nước: Bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, ph ù hợp với khả năng chuyên môn của từng nhân viên. Kịp thời sửa chữa những hư hỏng sự cố về cơ điện nước. Chấp hành nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ của Công ty.

Bộ phận kho: Đảm bảo xuất nhập đầy đủ, chính xác vật t ư, nguyên vật liệu, thành phẩm. Thống kê đầy đủ chính xác vật tư, nguyên vật liệu, thành phẩm hàng ngày lên ban lãnh đạo.Trưởng bộ phận quản lý toàn bộ nhân viên kho. Quản lý sắp xếp kho bãi.

Phòng môi trường: Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ vệ sinh đồng hồ áp suất, kiểm định lò hơi, bầu góp hơi, theo dõi lượng đầu tiêu hao từng ngày để có kế hoạch đề xuất mua dầu FO.Vận hành lò hơi, sử dụng thiết bị áp lực đúng cách thức để đảm bảo độ an toàn nhất, lượng dầu tiêu hao thấp nhất, thực hiện chính sách chất lượng của Công ty và hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2000.

Phòng hoá nghiệm KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu

vào, sản phẩm của Công ty. Kiểm tra đánh giá chất l ượng bán thành phẩm trên các dây chuyền sản xuất. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc nâng cao chất l ượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm mới, tổ chức bảo quản nguy ên vật liệu, sản phẩm làm ra đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh long hiệp (Trang 32 - 36)