Xác định tỷ trọng tinh dầu Húng quế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 95)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ HÓA LÝ CỦA TINH DẦU HÚNG QUẾ

3.2.3. Xác định tỷ trọng tinh dầu Húng quế

84

Bảng 3.10. Kết quả xác định tỷ trọng tinh dầu Húng quế

Số lần m0 m1 m2 D 1 2,791 3,853 3,323 0,501 2 2,801 3,847 3,408 0,580 3 2,813 3,851 3,331 0,499 Trung bình 2,802 3,850 3,354 0,527 Nhận xét và thảo luận:

Trong tinh dầu Húng quế thu được chứa hàm lượng lớn estragole (D = 0,58) và chiếm đến 70,98%. Ngồi ra cịn có các chất có hàm lượng cao như: linalool (D = 0,858), eucalyptol (D = 0,922) và β-ocimene chiếm tới 25%. Do vậy, tỷ trọng trung bình của tinh dầu Húng quế thu được là: 0,527 là có cơ sở, kết quả trên phù hợp với các tài liệu đã công bố về tinh dầu Húng quế ở Việt Nam.

So với tỷ trọng của nước là 1, tỷ trọng của tinh dầu Húng quế nhẹ hơn nước. Vì vậy khi chưng cất tinh dầu Húng quế nằm ở phía trên và nước nằm ở phía dưới.

3.2.4. Xác định chỉ số hóa học của tinh dầu Húng quế

Xác định chỉ số hóa học của tinh dầu Húng quế thu được kết quả như sau:

Bảng 3.11. Kết quả xác định chỉ số hóa học của tinh dầu Húng quế

Số lần IA IE IS 1 4,488 14,586 19,074 2 5.610 14,025 19.635 3 6,171 14,586 20,757 Trung bình 5,423 14,399 19,822 Nhận xét và thảo luận:

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy tinh dầu Húng quế có chỉ số acid thấp chứng tỏ lượng acid tự do có trong tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất

85

lôi cuốn hơi nước thấp nên vẫn đảm bảo chất lượng (mùi và thành phần tinh dầu) của một tinh dầu mới trích ly. Chỉ số ester của tinh dầu Húng quế thu được lại cao hơn rất nhiều, chứng tỏ hàm lượng ester trong tinh dầu cũng nhiều và là một trong những cấu tử chính góp phần tạo nên mùi thơm đặc trưng của timh dầu Húng quế.

Như vậy q trình ly trích bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước ít làm thay đổi tính chất cũng như thành phần của tinh dầu (Tôn Long Dày, 2013).

3.2.5. Xác định độ hòa tan của tinh dầu Húng quế trong ethanol

Xác định độ hòa tan của tinh dầu Húng quế trong ethanol 96ºC, 90ºC, 80oC và 70oC thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12. Kết quả xác định độ hòa tan của tinh dầu Húng quế trong ethanol

Số lần V ethanol 96ºC (ml) V ethanol 90ºC (ml) V ethanol 80ºC (ml) V ethanol 70ºC (ml) 1 1,00 1,60 6,20 9,40 2 0,60 1,40 5,60 9,60 3 0,80 1,60 5,80 9,00 Thể tích trung bình 0,80 1,53 5,87 9,33

Tỷ lệ hòa tan tinh dầu 1:0,80 1:1,53 1:5,87 1:9,33

Nhận xét và thảo luận:

Dựa vào tính chất vật lý của tinh dầu thì tinh dầu Húng quế gần như không tan trong nước nhưng lại tan tốt trong ethanol và các dung môi hữu cơ, các loại dầu mỡ, có thể tan một phần trong dung dịch kiềm,...

Vì vậy, khi tăng nồng độ ethanol sẽ tỷ lệ thuận với độ hòa tan của tinh dầu. Khi nồng ethanol càng cao thì hàm lượng hòa tan tinh dầu trong ethanol càng lớn, vậy nên suy ra khả năng hòa tan của tinh dầu Húng quế trong ethanol rất tốt.

3.2.6. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu Húng quế

Bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/ MS) đã xác định được thành phần hóa học của tinh dầu Húng quế. (Phụ lục 4)

86

Bảng 3.13. Kết quả xác định thành phần hóa học và hàm lượng tương đối các hợp chất trong tinh dầu Húng quế bằng phương pháp GC/MS

TT Rt Tên chất Hàm lượng (%) Mass Độ tương hợp khối phổ 1 6.826 Eucalyptol 1,044 154 939 2 7.079 -Ocimene 3,025 136 944 3 8.197 Linalool 3,060 154 945 4 8.621 β-Fenchol 0,532 154 935 5 10.679 Estragole 83,836 148 944 6 15.529 -Elemene 0,436 204 897 7 15.705 Methyleugenol 0,779 178 928 8 16.580 trans-α-Bergamotene 2,672 204 936 9 17.107 Humulene 0,466 204 914 10 17.764 Germacrene D 0,569 204 911 11 18.137 Bicyclogermacrene 0,486 204 898 12 18.526 -Cadinene 0,745 204 926 13 20.898 α-epi-Cadinol 2,350 222 934 (Phụ lục 4)

87

(Phụ lục 4)

Hình 3.10. Sắc ký đồ của tinh dầu Húng quế Nhận xét và thảo luận: Nhận xét và thảo luận:

Từ kết quả GC/MS cho thấy thành phần hóa học chính của tinh dầu Húng quế thu được còn phụ thuộc nhiều vào nơi trồng, riêng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì hàm lượng estragole chiếm đến 83,836%. Trong số các hợp chất có trong tinh dầu Húng quế thì estragole được coi là hợp chất chủ yếu và quyết định

88

giá trị của tinh dầu. DĐVN IV cũng quy định, hàm lượng estragole trong tinh dầu Húng quế phải có ít nhất là 60,12%.

Estragole (C10H12O) là một chất lỏng khơng màu, có mùi hồi, khơng tan trong nước và được tìm thấy trong các loại dầu của cây Hồi Nga, Húng quế, nhựa Thơng, Thì là, dầu Ngải giấm và dầu vỏ cây Hồi. Estragole là một hợp chất olefinic được sử dụng trong sản xuất nước hoa và phụ gia thực phẩm tạo mùi.

β-ocimene là trans-3,7-dimethyl-1,3,6-octatrience, thường được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng hỗn hợp của nhiều dạng khác nha, có mùi dễ chịu được sử dụng trong nước hoa với hương thơm thảo mộc ngọt ngào, điều này được cho là có tác dụng chống nấm. β-ocimene thường khơng ổn định trong khơng khí, gần như là khơng tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ thơng thường.

Ngồi ra, một số hợp chất khác như eucalyptol, linalool, β-ocimene, trans-α- Bergamotene, α-epi-cadinol, tổng hàm lượng của 5 chất chiếm 12,151% và cịn có nhiều chất có hàm lượng nhỏ dưới 2%. Trong đó, hợp chất xuất hiện nhiều trong số các hợp chất trên là linalool với hàm lượng là 3,060%, linalool có nhiều trong các loại vỏ của trái cây như múi cam, chanh, bưởi,... và cả cây Húng quế. Đó là một trong những thành phần tạo mùi trong các sản phẩm vệ sinh có hương thơm và chất làm sạch như xà phịng, chất tẩy rửa, nước rửa tay hoặc cả kem dưỡng da. Đặc biệt trong nghiên cứu này đã xác định được 4 hợp chất khác mà chưa thấy công bố trong các nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, các hợp chất đó là: β-Fenchol (0,532), Bicyclogermacrene (0,486), trans-α-Bergamotene (2,672), β-Elemene (0,436).

Vì vậy, có thể nói rằng tinh dầu Húng quế có tiềm năng lớn để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, y học,... và một số lĩnh vực khác.

3.3. KẾT QUẢ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG QUẾ HÚNG QUẾ

3.3.1. Kết quả hoạt tính kháng E. coli của tinh dầu Húng quế

Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế được thể hiện qua đường kính vùng ức chế (bao gồm cả đường kính đĩa kháng khuẩn, 6 mm).

89

Hình 3.11. Vịng kháng khuẩn của E. Coli

Bảng 3.14. Kết quả hoạt tính kháng E. coli của tinh dầu Húng quế

Nghiệm thức

Độ pha loãng tinh dầu Húng quế

Đường kính vịng kháng khuẩn (mm)

A0 Kháng sinh (Ampicillin) (ĐC) 25,000a

A1 Tinh dầu nguyên chất 25,000b

A2 10-1 22,330c

A3 10-2 18,670d

A4 10-3 15,000e

*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b khơng có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.

Nhận xét và thảo luận:

Sau 3 lần thực hiện hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế đối với chủng vi khuẩn E.coli ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, ta có kết quả như sau:

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ nguyên chất có khả năng ức chế vi khuẩn E.

coli cực nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là 25,000 mm vì

90

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1 có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli cực nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là

23,330 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha lỗng 10-2 có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli rất nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là 18,670 mm vì nằm trong khoảng từ 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha lỗng 10-3, có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli rất nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là 15,000 mm vì nằm trong khoảng 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).

Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.12 cho thấy tinh dầu Húng quế nói chung đều có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli – trực khuẩn Gram âm điển hình. Đường kính vịng kháng khuẩn E. coli của tinh dầu Húng quế nguyên chất là 25,000 mm; ở nồng độ pha loãng 10-1 là 23,330 mm; ở nồng độ pha loãng 10-2 là 18,670 mm và ở nồng độ pha loãng 10-3 là 15,000. Từ kết quả trên cho thấy khả năng kháng

E.coli của tinh dầu Húng quế so với kháng sinh Ampicillin là gần như nhau.

So sánh với kết quả của Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017) ở nồng độ vi khuẩn là 106 CFU/ml thì tinh dầu Húng quế có vịng kháng khuẩn là 10 ± 0,01 mm. Như vậy, trong thí nghiệm này của chúng sự khác biệt và thu được kết quả tốt hơn so với Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017).

3.3.2. Kết quả hoạt tính kháng S. aureus của tinh dầu Húng quế

Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế được thể hiện qua đường kính vùng ức chế (bao gồm cả đường kính đĩa kháng khuẩn, 6 mm).

91

Bảng 3.15. Kết quả hoạt tính kháng S. aureus của tinh dầu Húng quế

Nghiệm thức

Độ pha loãng tinh dầu Húng quế

Đường kính vịng kháng khuẩn (mm)

B0 Kháng sinh (Ampicillin) (ĐC) 25,000a

B1 Tinh dầu nguyên chất 23,000b

B2 10-1 20,3300c

B3 10-2 18,000d

B4 10-3 13,330e

*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b khơng có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.

Nhận xét và thảo luận:

Sau 3 lần thực hiện hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế đối với chủng vi khuẩn S. aureus ở nồng độ vi khuẩn 106 CFU/ml, ta có kết quả như sau:

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu nguyên chất có khả năng ức chế vi

khuẩn S. aureus cực nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là

23,000 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1 có khả năng ức chế vi

khuẩn S. aureus cực nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là

20,330 mm vì nằm trong khoảng > 20 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha lỗng 10-2 có khả năng ức chế vi

khuẩn S. aureus rất nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là

18,000 mm vì nằm trong khoảng từ 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha lỗng 10-3 có khả năng ức chế vi khuẩn S. aureus nhạy với đường kính vịng kháng khuẩn trung bình là 13,330 mm nằm trong khoảng từ 9 – 14 mm (Celikel và Kavas, 2008).

Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.16 cho thấy tinh dầu Húng quế nói chung đều có khả năng ức chế mạnh vi khuẩn S. aureus – trực khuẩn Gram dương điển

92

hình. Đường kính vịng kháng khuẩn S. aureus của tinh dầu Húng quế nguyên chất là 23,000 mm, ở nồng độ pha loãng 10-1 là 20,330 mm, ở nồng độ pha loãng 10-2 là 18,000 mm và ở nồng độ pha loãng 10-3 là 13,330 mm. Từ kết quả trên cho thấy khả năng kháng S. aureus của tinh dầu Húng quế so với kháng sinh Ampicillin là khá tương đồng nhau.

So sánh với kết quả của Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017) ở nồng độ vi khuẩn là 106 CFU/ml thì tinh dầu Húng quế có vịng kháng khuẩn là 15 ± 0,01 mm. Như vậy, trong thí nghiệm này của chúng tôi khá tương đồng với Nguyễn Thị Mai Hương và Hồ Tuấn Anh (2017).

3.3.3. Kết quả hoạt tính kháng A. flavus của tinh dầu Húng quế

Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Húng quế được thể hiện qua đường kính vùng ức chế (bao gồm cả đường kính đĩa kháng khuẩn 6 mm).

Hình 3.13. Vịng kháng nấm đối với A. Flavus

Bảng 3.16. Kết quả hoạt tính kháng A. flavus của tinh dầu Húng quế

Nghiệm thức

Độ pha loãng tinh dầu Húng quế

Đường kính vịng kháng khuẩn (mm)

C0 Kháng sinh (Nystatin) (ĐC) 20,000b

C1 Tinh dầu nguyên chất 17,000a

C2 10-1 13,000b

C3 10-2 9,670c

93

*Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu giá trị trung bình ký tự a,b khơng có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a,b,…) chỉ sự sai khác thống kê với P < 0,05.

Nhận xét và thảo luận:

Sau 3 lần thực hiện hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Húng quế đối với chủng nấm mốc A. flavus, ta có kết quả như sau:

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu nguyên chất có khả năng ức chế nấm

mốc A. flavus rất nhạy với đường kính vịng kháng nấm trung bình là 17,000 mm nằm trong khoảng 15 – 19 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha loãng 10-1 có khả năng ức chế

nấm mốc A. flavus nhạy với đường kính vịng kháng nấm trung bình là 13,000 mm nằm trong khoảng 9 – 14 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha lỗng 10-2 có khả năng ức chế

nấm mốc A. flavus nhạy với đường kính vịng kháng nấm trung bình là 9,670 mm nằm trong khoảng 9 – 14 mm (Celikel và Kavas, 2008).

− Tinh dầu Húng quế ở nồng độ tinh dầu pha lỗng 10-3 có khả năng ức chế

nấm mốc A. flavus khơng nhạy lắm với đường kính vịng kháng nấm trung bình là 6,670 mm nằm trong khoảng < 8 mm (Celikel và Kavas, 2008). Theo kết quả đưa ra trong bảng 3.17 cho thấy tinh dầu Húng quế có khả năng ức chế A. Flavus – một loại nấm mốc sản sinh độc tố aflatioxin. Đường kính vịng kháng nấm A. flavus của tinh dầu Húng quế nguyên chất là 17,000 mm; ở nồng độ pha loãng 10-1 là 13,000 mm; ở nồng độ pha loãng 10-2 là 9,670 mm và ở nồng độ pha loãng 10-3 là 6,670 mm. Từ kết quả trên cho thấy khả năng kháng A. flavus của tinh dầu Húng quế thấp hơn so với kháng nấm Nystatin.

So sánh với kết quả của Adigozel và cộng sự (2015) ở thì tinh dầu Húng quế có vịng kháng nấm là 18 ± 0,01 mm. Như vậy, trong thí nghiệm này của chúng tơi khá là tương đồng với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trên.

3.4. THỬ NGHIỆM BỔ SUNG TINH DẦU HÚNG QUẾ VÀO TRONG GEL TRỊ MỤN TRỊ MỤN

Ứng dụng bổ sung tinh dầu Húng quế vào trong gel trị mụn ở các tỷ lệ tinh dầu khác nhau.

94

3.4.1. Khảo sát tỷ lệ tinh dầu Húng quế được bổ sung vào gel trị mụn

Khảo sát được thực hiện từ 20 người tham gia thử nghiệm với thời gian thử nghiệm kéo dài trong 3 tuần (sử dụng 2 lần/ngày) và thu được kết quả như sau:

*Sản phẩm đã được kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu an toàn mỹ phẩm và lượng tinh dầu bổ sung vào trong mỹ phẩm không vượt quá 2% theo TCVN 9650:2013.

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát tỷ lệ tinh dầu được bổ sung vào gel trị mụn Tỷ lệ tinh

dầu/gel

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3

0% (ĐC) Mụn phát triển bình thường

Mụn phát triển bình thường

Mụn bắt đầu có dấu hiệu gom lại

0,25% Mụn phát triển bình thường

Mụn bắt dầu có dấu hiệu gom lại

Mụn bắt dầu có dấu hiệu gom lại

0,50% Mụn bắt đầu có dấu hiệu gom lại

Mụn bắt đầu gom lại, xuất hiện nhân

mụn

Nhân mụn xuất hiện rõ hơn và trồi nhân

lên

0,75% Mụn bắt đầu có dấu hiệu gom lại

Mụn bắt đầu gom lại, xuất hiện nhân

mụn

Nhân mụn xuất hiện rõ hơn và trồi nhân

lên

1,00% Da mặt hơi nóng rát và châm chít sau khi

bơi vài phút

Da mặt nóng rát, có chút mẩn ngứa

Kích ứng da

Nhận xét và thảo luận:

Từ kết quả thu được ở bảng 3.17 cho thấy:

− Tỷ lệ bổ sung tinh dầu ở mức 0% hay ĐC, sau sau 3 tuần sử dụng cho thấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)