Cấu trúc hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 35 - 36)

1.2.7. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Húng quế có tác dụng giúp tán máu ứ, giải cảm, giảm đau (đau đầu, đau răng,…), chữa ho, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Có thể uống hoặc giã đắp, hạt dùng làm chè và có tác dụng nhuận tràng.

Theo y học hiện đại

Chống ho, làm long đờm, điều chỉnh khả năng miễn dịch. Đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, ho, viêm phế quản,… Các hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu Húng quế giúp làm dịu tình trạng sung huyết. Đồng thời có khả năng chống nấm và kháng khuẩn giúp ức chế tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến những rắc rối ở đường hô hấp. Dược liệu này cịn có tác dụng lợi tiểu, làm giảm lượng acid uric trong máu và khử độc rất tốt cho thận.

Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ ghi nhận rằng Húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol, một hormone gây stress trong cơ thể. Dược liệu này có thể làm dịu thần kinh và điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu, đồng thời đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố gây stress rất phổ biến. Hàm lượng chất oxy hóa dồi dào trong Húng quế được cho là có thể hỗ trợ ngăn cản quá trình phát triển bệnh ung thư vú và ung thư miệng. Hợp chất trong dược liệu sẽ tấn công các mạch máu nuôi sống khối u. Trong số các tác dụng chữa bệnh, khả năng ngừa ung thư và bảo vệ tế bào thần kinh của loại rau này được đánh giá cao và nổi bật.

24

1.3. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình ly tinh dầu húng quế (OCIMUM BASILICUML ), phân tích thành phần hóa học, khảo sát hoạt tình kháng vi sinh vật và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)