Saponin
Saponin triterpenoid Saponin steroid
Saponin triterpenoid pentacyclic Saponin triterpenoid tetracyclic Nhóm olean Nhóm ursan Nhóm lupan Nhóm hopan Nhóm dammaram Nhóm lanostan Nhóm cucurbitan Nhóm aminofurostan Nhóm furostan Nhóm solanidan Nhóm spirosolan Nhóm spirostan
30
Flavonoid
Flavonoid là nhóm hợp chất thứ cấp gồm khoảng hơn 5.000 chất có bộ khung cấu tạo C15 và thường được cải biến bằng cách gắn thêm các gốc (-OH) và (- OCH3). Flavonoid thường tồn tại ở dạng phức với glucose và acid hữu cơ, những nhóm chất phổ biến như alavonone và alavonol, authocyacin. Một số nhóm đại diện chính là isoflavone, flavanonem, alavonol và leucoanthocyanidin.
Flavonoid chủ yếu tập trung ở các cây thuộc ngành hạt kín, lớp 2 lá mầm. Trong thực vật bậc cao flavonoid là nhóm sắc tố phổ biến nhất tạo màu cánh hoa từ da cam, đỏ đến xanh dương. Trong lớp 1 lá mầm chỉ có khoảng 10 họ được tìm thấy có chứa flavonoid. Ngồi ra hàm lượng của flavonoid còn phụ thuộc vào nơi mọc, cây mọc ở vùng nhiệt đới và núi cao thì hàm lượng flavonoid cao hơn những nơi thiếu ánh sáng. (Nguyễn Tiến Thắng, 2012)
1.4.3.3. Nhóm tinh dầu
Tinh dầu thường là hỗn hợp gồm nhiều thành phần, có mùi thơm, khơng tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi ở nhiệt độ thường và có thể tách chiết từ thực vật bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Thông thường đa số tinh dầu là chất lỏng, một số ít ở thể rắn như: menthol, borneol, vanilin, heliotropin. Tinh dầu thường khơng màu hoặc màu vàng nhạt và có thể bị sẫm màu vì oxy hóa.
Tinh dầu có mặt rộng rãi trong các họ cây như: họ Cúc (Asteraceae), họ Hoa tán (Api bbgb aceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae). Chúng được sử dụng như một vị thuốc trong đông y và được sử dụng để trị sán (thymol), diệt ký sinh trùng sốt rét (artermisinin) chống viêm, làm lành vết thương, kháng khuẩn và diệt khuẩn,… (Ngơ Văn Thu, 2011)
Nhóm tinh dầu ở thực vật được phân loại thành 4 nhóm như sau:
– Nhóm dẫn xuất monoterpene: chủ yếu có mặt trong tinh dầu, có mùi thơm và
thường được tách chiết bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Đại diện tiêu biểu của monoterpene là menthol, geraniol và citral được sử dụng rất rộng rãi trong y học, mỹ phẩm và thực phẩm. (Nguyễn Tiến Thắng, 2012).
31
– Nhóm dẫn xuất sesquiterpene: có cấu tạo từ pharnesylpyrophosphate thường
có mặt trong tinh dầu và nhựa thực vật. Một số loại serquiterpene là hormone ảnh hưởng đến quá trình lột xác của sâu bọ, chất thơm và chất gây ngán ăn ở thực vật. Farnesol, abscisic acid và phaseic acid là một số hợp chất sesquiterpene thường thấy. (Nguyễn Tiến Thắng, 2012)
– Nhóm dẫn xuất các dẫn xuất nhân thơm: benzen là một hyđrocacbon thơm,
là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy, là thành phần tự nhiên của dầu thơ (có lẫn nhiều tạp chất) và là một trong những hóa chất dầu cơ bản. (Nguyễn Tiến Thắng, 2012)
– Nhóm các hợp chất chứa nitrogen và lưu huỳnh:
+ Nitrogen là thành phần quan trọng của các acid amin và acid nucleic, điều này làm cho nitrogen trở thành thiết yếu đối với sự sống. Các cây họ đậu sẽ hấp thụ nitrogen trực tiếp từ khơng khí rồi chuyển hóa thành amoniac (amoniac chủ yếu như là phân bón), sau đó cây họ đậu sẽ chuyển hóa amoniac thành các ion oxit nitrogen và các acid amin để tạo ra các protein.
+ Lưu huỳnh chứa trong các acid amin cystein và methionin, cũng như mọi
polypeptide, protein và enzyme có chứa các acid amine này. Sự đốt cháy than và dầu mỏ trong công nghiệp và các nhà máy điện giải phóng ra một lượng lớn dioxit lưu huỳnh SO2, nó sẽ phản ứng với hơi nước và oxy có trong khí quyển để tạo ra acid sulfuric. Đây là nguyên nhân của các trận mưa acid và làm giảm pH của đất cũng như các khu vực chứa nước ngọt, tạo ra những tổn thất đáng kể cho môi trường tự nhiên. (Nguyễn Tiến Thắng, 2012)
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC TÁC DỤNG KHÁC NHAU CỦA HÚNG QUẾ NGOÀI KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN HÚNG QUẾ NGOÀI KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
1.5.1. Nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa của cao chiết methanol từ Hương nhu trắng và Húng quế được nghiên cứu với nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp làm sạch các gốc tự do DPPH, làm sạch hydrogen peroxide, phương pháp FTC,… Khả năng chống oxy hóa của Húng quế được cho là yếu hơn Hương nhu trắng. Theo phương pháp DPPH, phần trăm làm sạch các gốc tự do phụ thuộc vào nồng độ. Cao chiết
32
acetone và ethanol của Húng quế được thực hiện ở nồng độ 50, 100, 250 và 500 µg/ml. Theo phương pháp FTC, cao chiết ethanol của Húng quế ở nồng độ 500 µg/ml cho 75,87%, khả năng kháng khuẩn gần với α-tocopherol (500 µg/ml) 82,14% theo tham chiếu.
1.5.2. Nghiên cứu về hoạt tính kháng viêm
Cao chiết từ hạt Húng quế trong phân đoạn ether dầu mỏ (400 mg/kg) và ethanol (400 mg/kg) được dùng để điều trị kháng viêm do histamin và prostaglandin (PGF2-α) gây ra ở 60 con chuột chia làm 10 nhóm. Ức chế đáng kể
tình trạng phù nề ở chân do histamine và PGF2-α đã chứng minh rằng hạt Húng
quế có hoạt tính kháng viêm tiềm năng. Kết quả ghi nhận rằng các chất chiết xuất methanol thô ức chế các cytokine tiền viêm và các chất trung gian và các chất chiết xuất có hoạt tính chống viêm.
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG VI SINH VẬT CỦA HÚNG QUẾ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI HÚNG QUẾ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng kháng khuẩn của Húng quế khá tốt. Theo nghiên cứu của Lin và cộng sự (1995) tại Đài Loan thì Húng quế được dùng như một loại thảo dược có tính kháng viêm, giải độc và tinh dầu Húng quế có khả năng ngừa siêu vi gan cấp tính. Với nghiên cứu của Moghaddam và cộng sự (2011) tại Iran, tinh dầu chiết xuất từ lá Húng quế bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cho hoạt tính kháng khuẩn tốt trên các vi khuẩn Gram âm (-) và Gram dương (+) bao gồm E. coli, P. aeruginosa, B. cereus, S. aureus. Theo một nghiên cứu khác của Patil và cộng sự (2011) tại Ấn Độ, khả năng kháng khuẩn của các cao chiết ethanol, methanol và hexane của Húng quế bằng phương pháp đĩa giấy khuếch tán và phương pháp pha loãng trong mơi trường thạch cho thấy hoạt tính kháng khuẩn rất tốt trên các chủng Gram (-) và Gram (+).
Y học phương tây cho rằng tinh dầu Húng quế có tác dụng ngăn ngừa suy nhược, ngăn ngừa nhiễm độc máu, kích thích, ngăn chặn cơn đau, chống động kinh, hỗ trợ kinh nguyệt. Theo các thử nghiệm được thực hiện, linalool, euganol, methyleuganol trong tinh dầu Húng quế có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn như S. aureus, S. enteritidi và E. coli. Ở Châu Âu, theo các nghiên cứu
33
của Simon (1990) và Albusquerque (1992), chiết xuất từ Húng quế có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và chống lại các lồi cơn trùng. Tương tự, Abdel-Sattar và cộng sự (1995) cũng chứng minh rằng Húng quế trích ly bằng chloroform có tính kháng S. aureus.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, dầu Húng quế cịn có khả năng ức chế sự phát triển của các nấm mốc như Aspergillus spp. và Fusarium spp. (Afifi 1975). Theo Dube và cộng sự (1989), tinh dầu Húng quế có khả năng ức chế sự sinh độc tố của các loài nấm mốc như: A. flavus và A. parasiticus. Tinh dầu có tác dụng ức chế
nấm mốc ở nồng độ 1,5 ml/l và diệt nấm mốc ở nồng độ 6,0 ml/l. Trên thực tế thì nồng độ này thấp hơn nhiều so với các loại thuốc chống nấm trên thị trường, hơn nữa tác dụng của tinh dầu Húng quế không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ mơi trường (Yvonne, 2006).
1.6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên Húng quế cũng đã được tiến hành và cho kết quả rất tốt. Theo một nghiên cứu thực hiện trên Húng quế của tác giả Ánh được trồng và thu hoạch tại Tiền Giang cho thấy tinh dầu Húng quế có thể ức chế được một số chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E.
coli, S. typhymumrium, Shigella, B. cereus, MRSA ngoại trừ P. aeruginosa.
Ở một nghiên cứu khác, tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum) được phối hợp với một số loại tinh dầu khác như tinh dầu Quế (Oleum cinnamomum), tinh dầu Sả chanh (Cymbopogon flexuosus) và Bạc hà (Mentha arvensis) được cung cấp bởi công ty cổ phần tinh dầu Việt Nam nhằm thử khả năng kháng nấm trên hai chủng sinh vật S. cerevisiae M1 được phân lập từ nho đỏ Ninh Thuận và A. niger
L2 được phân lập từ bơ Đắc Lắc. Chủng vi sinh vật được giải trình tự và định danh
tại công ty Nam Khoa. Hoạt tính kháng nấm được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Nghiên cứu cho thấy các loại tinh dầu Quế, Sả chanh, Húng quế và Bạc hà dạng đơn và kết hợp đều cho khả năng ức chế S. cerevisiae M1 và
A. niger L2 hiệu quả. Tinh dầu có thể ức chế sự phát triển của hệ sợi nấm A. niger L2. Hỗn hợp tinh dầu Húng quế - Bạc hà có hiệu quả hơn khi từng loại tinh dầu
34
1.7. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY BỆNH
1.7.1. Escherichia coli