Đây là phương pháp tương đối đơn giản dùng để tách tinh dầu ở dạng tự do bằng cách tác dụng lực cơ học lên nguyên liệu (thường là ép). Phương pháp này được dùng phổ biến đối với các loại vỏ quả họ Citrus như Cam, Chanh, Quýt,
Bưởi,... Vì ở những loại nguyên liệu này tinh dầu thường phân bố chủ yếu ở lớp tế bào mỏng trong biểu bì nên khi có lực tác dụng lên thì các tế bào có chứa tinh dầu bị vỡ ra giải phóng tinh dầu.
Ưu điểm: tinh dầu giữ nguyên được mùi vị thiên nhiên ban đầu, các thành phần trong tinh dầu ít bị biến đổi.
Nhược điểm: bị lẫn nhiều tạp chất, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hòa tan vật liệu đem ép (Lê Ngọc Thạch, 2003).
Phương pháp sinh học
Phương pháp này được ứng dụng cho các nguồn nguyên liệu có tinh dầu ở trạng thái kết hợp (glucosid). Để phân lập tinh dầu, người ta phải sử lý bằng cách
19
lên men hoặc dùng enzyme, sau đó kết hợp với chưng cất hay trích ly để thu tinh dầu giống như các loại vật liệu chứa hợp chất thơm khác (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2000 – 2001).
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY HÚNG QUẾ 1.2.1. Vị trí phân loại 1.2.1. Vị trí phân loại
Cây Húng quế (Ocimum basilicum L.) thuộc:
Giới (Regnum) : Plantae
Ngành (Division) : Magnoliophyta
Lớp (Class) : Magnoliopsida
Bộ (Ordo) : Lamiales
Họ (Familia) : Lamiaceae
Chi (Genus) : Ocimum
Loài (Species) : O. Basilicum
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
Tên đồng nghĩa: O. citriodorum Blanco; O. americanum auct. non L. Tên thơng thường: Húng giổi, Rau é, É tía, É quế,…
Tên nước ngồi: Sweet basil, Common basil, Basilic (Anh); Grand basilic, Basilic Cultivé, Basilic des Cuisinières, Basilic aux Sauces (Pháp).
20
1.2.2. Khái quát về họ Hoa môi (Lamiaceae)
Tên gọi nguyên gốc của họ này là Labiatae, do hoa của chúng thông thường có các cánh hoa hợp thành mơi trên và mơi dưới. Tên gọi này hiện nay vẫn hợp lệ, nhưng phần lớn các nhà thực vật học hiện tại thích sử dụng tên "Lamiaceae" hơn khi nói về họ này. Họ Hoa mơi hay còn gọi là họ Húng hay họ Bạc hà là một họ thực vật có hoa, chứa từ khoảng 233 – 263 chi và khoảng 6.900 – 7.173 loài.
Một số cây tiêu biểu trong họ:
Oải hương (Lavandula angustifolia): làm thuốc an thần, chất kháng khuẩn, sát trùng vết thương,…
Hương thảo (Rosmarinus officinalis): làm thuốc giảm căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, giảm trí nhớ hoặc chữa khó tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp,…
Tía tơ (Perilla frutescens var. crispa): dùng trong ẩm thực, thực phẩm. Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) hoặc Bạc hà Âu (Mentha piperita L.): dùng trong thực phẩm, chất thơm, chữa cảm cúm, viêm họng, kích thích tiêu hố,..
1.2.3. Sơ lược về chi Húng quế hay chi É (Ocimum)
Chi Húng quế hay chi É (Ocimum) là một chi thực vật có khoảng 35 lồi cây (Paton, 1992), thuộc thân thảo hay cây bụi sống một năm hoặc lâu năm có hương thơm, thuộc họ Hoa Mơi (Lamiaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ.
Một số cây thuộc chi Húng quế:
Húng quế (Ocimum basilicum L. cịn có tên đồng nghĩa O. Citriodorum blanco): chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, tán máu ứ, làm ra mồ hơi, giảm đau.
Húng chanh (Ocimum americanum L. cịn có tên đồng nghĩa khác Coleus
amboinicus): chữa cảm, sốt, viêm phế quản, ho, hen suyễn, viêm họng, nôn ra máu,
chảy máu cam hoặc dùng ngoài giã đắp trị rết, bọ cạp cắn.
Hương Nhu Trắng (Ocimum gratissium L. cịn có tên đồng nghĩa khác O. arborescens Benth.): có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.
Hương Nhu Tía (Ocimum tenuiflorum L. cịn có tên đồng nghĩa khác O. sanctum L.; O. tomentosum Lamk.: sốt nóng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa.
21
Húng quế Húng chanh
Hương nhu trắng Hương nhu tía