Phân tích mơi trường nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng maritime bank (Trang 49 - 50)

2.2 Thực trạng chính sách huy động vốn KHCN tại MSB

2.2.1.3 Phân tích mơi trường nội bộ

Đánh giá điểm mạnh:

- Cấu trúc quản trị điều hành tập trung, quản lý rủi ro và hướng đến Khách hàng: Quy trách nhiệm cho các mục đích và các chỉ tiêu kinh doanh; cân đối được rủi ro và lợi nhuận; cấu trúc đơn giản nên thuận tiện cho việc trao đổi và quyết định; tách riêng từng ngân hàng chuyên doanh tạo sự chuyên nghiệp và khai thác tối đa năng lực của nhân viên.

- Môi trường làm việc dân chủ và minh bạch: Với môi trường làm việc như thế, nhân viên có thể phát huy tối đa vai trị và cống hiến của mình để đạt được thành tích cao nhất, lấy kết quả và hiệu suất công việc làm thước đo.

- Nguồn nhân lực trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết và có trình độ.

- Văn hóa hình thành và phát triển: Văn hóa MSB hướng đến tính cơng bằng cho người lao động thơng qua việc xem năng suất lao động là tiêu chí hàng đầu để đánh giá lương thưởng hay sự thăng tiến cho người lao động.

- Những giá trị cốt lõi: Mọi hoạt động của Ngân hàng đều hướng đến KH; năng động sáng tạo; hợp tác chia sẻ; trung thực tin cậy; tuân thủ tuyệt đối; Chất lượng dịch vụ là nhiệm vụ hàng đầu.

- Sản phẩm tiện dụng và đa năng, thể hiện đẳng cấp của KH: thông qua sản phẩm TGTT M1 account, MSB khẳng định lại đẳng cấp của KH khi sử dụng sản phẩm này; MSB còn phân khúc KH để phục vụ với từng đối tượng khác nhau.

- MSB đầu tư mạnh để mở rộng mạng lưới: Các điểm giao dịch của MSB được đánh giá là đẹp, sang trọng và tiện nghi nhất hiện nay, mang đến cho KH cảm giác thoải mái khi giao dịch.

Đánh giá điểm yếu:

- Thương hiệu chưa mạnh: KH chỉ biết đến MSB tại khu vực miền Bắc hơn là Miền Nam, đặc biệt ở các Tỉnh/thành phố nhỏ hơn thì MSB hầu như không được biết đến.

- Mạng lưới phân bố chưa rộng và đa dạng: Điểm giao dịch của MSB chủ yếu tập trung ở các Thành phố lớn; có nơi được trang trí và đầu tư rất đẹp, sang trọng nhưng có nơi lại khơng đầu tư, xuống cấp trầm trọng. Có nghĩa rằng mạng lưới của MSB không đồng đều giữa các nơi.

- Cơ chế quản lý cứng nhắc: Mặc dù được phân ra các ngân hàng chuyên doanh nhưng vẫn còn cứng nhắc trong việc giải quyết các vấn đề, tạo ra sự bị động cho các đơn vị kinh doanh.

- Thị phần còn quá thấp và cơ sở KH chưa bền vững: so với nhóm G12 ngân hàng hàng đầu thì MSB xếp vị trí thứ 9; KH của MSB khơng trung thành nên không tạo nên sự bền vững cho MSB. Chính điều này càng làm cho MSB rủi ro hơn, cũng nhìn nhận một thực tế là MSB mới chỉ phát triển mạnh trong vòng 2 năm trở lại đây nên cũng chưa thể tạo cho KH một môi trường giao dịch ổn định và tin tưởng tuyệt đối được.

- Sản phẩm chưa thực sự đa dạng, chưa tạo được sự khác biệt mà chỉ mang yếu tố chung chung giống nhau.

- Chưa có chính sách đào tạo nhân viên hợp lý: Để đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho sự phát triển ào ạt trong thời gian gần đây, MSB tuyển đa số nhân viên mới là ngồi ngành nên khơng nắm bắt được quy trình nghiệp vụ, và hơn hết NH là ngành kinh doanh đặc thù và rủi ro cao, nhưng MSB vẫn khơng có chính sách đào tạo hợp lý mà đào tạo chung tất cả nhân viên với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện chính sách huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng maritime bank (Trang 49 - 50)