4 Hoàn thiện cách thức ghi sổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái dương (Trang 147 - 153)

1. 2.3 Chiết khấu thương mại

3.1. 4 Hoàn thiện cách thức ghi sổ

a. Sự cần thiết của biện pháp:

Về cách thức ghi sổ, kế toán viên làm tương đối đầy đủ, tuy nhiên trong một số trường hợp kế toán vào sổ sách bị sai do nhầm lẫn, kế toán viên vẫn chưa áp dụng hình thức sửa sai theo quy định mà dùng hình thức như gạch xoá hay dùng bút tẩy để sửa chứ không theo hình thức kế toán, nó làm cho bộ chứng từ của công ty mất đi sự trung thực, thậm chí còn không có giá trị, nếu cứ áp dụng như thế sẽ dẫn đến khả năng gian lận trong kế toán, do đó kế toán viên cần áp dụng các hình thức sửa sai trong kế toán quy định như sau: có 3 phương pháp sửa sai:

- Phương pháp cải chính. - Phương pháp ghi bổ xung.

- Phương pháp ghi số âm.( còn gọi là bút toán ghi đỏ)

b. Nội dung sửa sai như sau.

Phương pháp cải chính.: áp dụng trong trường hợp:

- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ trong đối ứng của các tài khoản.

thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dụng sai., chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phiá trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hay phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa.

Phương pháp ghi bổ sung : Áp dụng trong trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng trong tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa sai trong phương pháp này kế toán phải lập “ chứng từ ghi sổ bổ xung” để ghi bổ xung hoặc bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

Ví dụ : Chi tiền mặt 600.000 cho hoạt động bán hàng, kế toán định khoản : Nợ 642 : 60.000

Có 111 : 60.000 Sửa sai : Ghi bổ sung

Nợ 642 : 540.000 Có 111 : 540.000 Phương pháp ghi số âm : Áp dụng trong trường hợp :

- Sai sót về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính.

- Phát hiện sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền - Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính thì phải lập một “ chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng hay phụ trách kế toán ký nhận.

Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: ghi lại bằng mực đỏ hặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai, ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.

Ví dụ : Căn cứ giấy thanh toán tạm ứng số 8 ngày 25/03/2009 chi phí điện thoại, kế toán định khoản như sau :

Nợ TK 642: 263.475

111. Thay vì thế, kế toán nên áp dụng phương pháp sửa sai như sau: Ghi thêm bút toán:

Nợ TK 642: (263.475)

Có TK 111: (263.475) Sau đó ghi lại:

Nợ TK 642: 263.475

Có TK 141: 263.475

c. Hiệu quả của biện pháp :

- Hợp lý hóa bộ chứng từ, sổ sách của công ty theo đúng quy định của Bộ tài chính

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu mà trong kỳ một công ty (DN) nào đều muốn đạt được, để có thể đạt được mục tiêu thì tất cả các công ty (DN) đều phải có chiến lược kinh doanh, cũng như là phải có quy mô sao cho hợp lý với công ty mình. Cùng với việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hạch toán kế toán như thế nào để hiệu quả, để thấy rõ hoạt động sản xuất kinh doanh là thiết thực và hiệu quả hơn. Vì quản lý và biết các tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả mà không ít công ty (DN) thành công trên con đường kinh doanh của mình và cũng do không tổ chức, quản lý bộ máy của mình cho tốt mà không ít các công ty (DN) bị thất bại trong kinh doanh, mất vị trí của mình trên thị trường. Có thể nói việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hạch toán kế toán là phải có nghệ thuật, công việc của một người kế toán cũng vậy đòi hỏi phải có trình độ, kỹ năng xử lý....đó cũng là một nghệ thuật trong kế toán để làm cho những con số biết nói một cách tổng quát, chính xác và kịp thời, kế toán được xem là cánh tay phải hỗ trợ cho công việc của giám đốc, cùng giám đốc phân tích các chỉ tiêu kinh doanh những mặt đạt được và chưa đạt được, khoản nào cần phát huy để kinh doanh để đem về lợi nhuận cho công ty.

Hiện nay nước ta trong quá trình đối mới toàn diện, công tác kế toán của nước ta đang dần hoàn thiện sửa đổi và bổ xung sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay khi mà nước ta đã ra nhập WTO, điều chỉnh mới và ban hành các chuẩn mực kế toán mới để phù hợp với thông lệ quốc tế, để thể hiện sự hội nhập kinh tế Việt Nam với các khu vực trên thế giới. Do đó đòi hỏi đào tạo có hệ thống và bồi dưỡng lại các lực lượng kế toán trong mọi cấp cũng như trong các doanh nghiệp để khi hợp tác kinh doanh với các Doanh Nghiệp nước ngoài chúng ta không khỏi bỡ ngỡ, thiếu sót trong hợp đồng kinh tế. Nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như lợi thế cho công ty.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Thái Dương em đã có dịp vận dụng kiến thức của mình mà đã được thầy cô dạy trong suốt khóa học vào

trong phòng kế toán tận tình chỉ bảo, em phần nào giúp em hiểu và thấy rõ hơn công việc của một người kế toán đặc biệt là công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty. Qua đó củng cố thêm cho em kiến thức để chuẩn bị hành trang cho công việc tương lai.

Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Công Tài và sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị trong Công ty kế toán tài vụ và phòng kinh doanh đã tạo cho em điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành thời gian thực tập được kết quả cao, và đúng thời gian thực tập theo quy định

Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa có, nên cuốn báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cán bộ trong công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến những người đã giúp đỡ em hoàn thành cuốn đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2006), Chế độ 48 2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của

Bộ Tài Chính.

2. Bộ Tài Chính (2006), Chuẩn mực kế toán mới

3. Bộ môn kế toán Doanh Nghiệp (2007), Bài giảng Kế Toán Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Nha Trang

4. PGS.TS.Phạm Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân.

5.Khoa kinh tế(2007), Bài giảng kế toán thương mại dịch vụ, Trường Đại Học Nha Trang.

6.Bộ môn kế toán (2008), Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán, Trường Đại Học Nha Trang.

7. Luận Văn các khóa trước

8.PGS.TS. Võ Văn Nhị (2007), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội 9. Tài liệu nội bộ của công ty Cổ Phần Thái Dương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái dương (Trang 147 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)